Tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam

Đó là chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn trong buổi làm việc mới đây với Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) tại TP. Hồ Chí Minh.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Báo cáo lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Giám đốc PVMR Lê Văn Sỹ cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Công ty mẹ PVMR đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính chủ yếu: Doanh thu đạt 170% kế hoạch 6 tháng; lợi nhuận đạt 269% kế hoạch 6 tháng và hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 2024 (135% kế hoạch cả năm).

Đơn vị thành viên của PVMR - Công ty CP Dịch vụ Bảo dưỡng và Sửa chữa Công trình Dầu khí (PMS) đã cơ bản hoàn thành kế hoạch 6 tháng năm 2024. Doanh thu đạt 109% kế hoạch 6 tháng và lợi nhuận trước thuế đạt 103% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024.

Công ty Cổ phần Sơn Dầu khí Việt Nam (PV Paint) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. Đơn cử doanh thu đạt 135% kế hoạch 6 tháng; lợi nhuận đạt 275% kế hoạch 6 tháng và đạt 138% kế hoạch cả năm. Kết quả này đạt được nhờ PV Paint đã áp dụng tốt các giải pháp ứng phó sụt giảm doanh thu lĩnh vực sơn truyền thống triển khai từ năm 2022 đến nay, đồng thời bổ sung nhiều sản phẩm mới như sơn container, sơn tấm lợp (sơn coil), sơn bột tĩnh điện...

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Tổng Giám đốc PVMR Lê Văn Sỹ báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Bên cạnh việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch doanh thu 6 tháng đầu năm, PVMR còn ghi nhận sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu doanh thu. Tỷ suất doanh thu thương mại giảm còn khoảng 2%, doanh thu mảng bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật công nghệ chiếm đến 88% tổng doanh thu.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2024, PVMR đã tham gia 3/6 gói thầu lớn của đợt bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; tiên phong ở Việt Nam về dịch vụ làm sạch bồn dầu thô bằng phương pháp tuần hoàn kín; kết hợp với Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) phát triển thử nghiệm sơn epoxy nano cho ngành dầu khí; triển khai chương trình SIRE 2.0 và kiểm tra an toàn cảng; ký hợp tác được trên 10 đối tác công nghệ trong và ngoài nước; tiên phong chuyển giao và ứng dụng công nghệ làm sạch và sơn phủ bằng ROBOT hàng đầu thế giới ở Việt Nam; bước đầu tiếp cận giới thiệu các dịch vụ công nghệ cao của PVMR cho khách hàng quốc tế.

Để triển khai thành công các chỉ tiêu nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm, PVMR đã đề ra một số giải pháp trọng tâm về thị trường, sản phẩm với phương châm "bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ"; tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh và thế mạnh từ các thỏa thuận hợp tác với các đối tác công nghệ để xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với thế mạnh của PVMR.

Đồng thời, xây dựng cơ chế và tìm kiếm, lựa chọn các giải pháp linh hoạt trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ để phát triển thị trường. Doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, đấu thầu, hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành để tìm kiếm khách hàng và tham gia cung cấp dịch vụ cho các dự án/công trình do Tập đoàn và các đơn vị khác trong ngành làm chủ đầu tư.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Chủ tịch HĐQT PVMR Nguyễn Trung Trí phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Ông Nguyễn Trung Trí - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, hiện nay, Tổng công ty PVMR còn đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục liên quan đến công tác tái cơ cấu, quy hoạch cán bộ, các quy chế, quy trình kiện toàn các nhân sự chủ chốt; đề nghị Tập đoàn sớm bổ sung, hướng dẫn công tác bổ nhiệm cán bộ đối với đơn vị liên kết. Lãnh đạo PVMR đã kiến nghị đến lãnh đạo Tập đoàn xem xét, tạo điều kiện để đơn vị có sự chủ động hơn trong công tác nhân sự, hướng tới hoạt động ổn định, hiệu quả và bền vững.

Tại cuộc họp, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phạm Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Phan Tử Giang và lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn đã cùng trao đổi, thảo luận và đề ra những phương án giải quyết cho từng vấn đề mà PVMR đang gặp phải. Đồng thời, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn đã có những chỉ đạo cụ thể theo những kiến nghị, đề xuất của PVMR, cũng như chỉ đạo định hướng cho PVMR trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh, PVMR cần xác định rõ định hướng phát triển và đề ra các chiến lược cụ thể trong ngắn - trung và dài hạn; tập trung toàn lực vào các lĩnh vực có thế mạnh, mang tính nền tảng, lâu dài, đã chiếm được thị phần nhất định như hoạt động sản xuất sơn của PV Paint, lĩnh vực kiểm định, thanh kiểm tra tàu (vetting), dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa các công trình dầu khí...

Tổng Giám đốc Petrovietnam đánh giá cao sự nỗ lực của PVMR trong thời gian vừa qua, đã thực hiện tốt các giải pháp ứng phó khó khăn đối với các biến động của thị trường để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh đáng ghi nhận; đặc biệt tỷ trọng doanh thu mảng bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật đã có sự tăng trưởng rõ rệt, chiếm 88% tổng doanh thu. Đây là nền tảng quan trọng để PVMR ổn định doanh thu, lợi nhuận, tạo đà triển khai các lĩnh vực khác.

PVMR cần tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái Petrovietnam
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Ngọc Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Petrovietnam

Từ những kết quả đã đạt được, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn yêu cầu PVMR tiếp tục tối ưu mô hình tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái của Tập đoàn; để có thể tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực đang mang lại giá trị, cần có sự tái cơ cấu quyết liệt, cắt giảm các mảng hoạt động không hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty.

Tổng Giám đốc Petrovietnam khẳng định, Tập đoàn với vai trò là cổ đông lớn sẽ có trách nhiệm hỗ trợ PVMR trong công tác kiện toàn nhân sự, tái cơ cấu Tổng công ty phù hợp với lộ trình tái cơ cấu của Tập đoàn đã được phê duyệt, giúp PVMR tối ưu hóa bộ máy điều hành, phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết của toàn hệ thống trên tinh thần "Một đội ngũ, một mục tiêu", tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…