Thúc đẩy xuất khẩu lâm sản sang thị trường EU

Xuất khẩu lâm sản trong 9 tháng đầu năm 2023 sụt giảm mạnh do tình hình khó khăn và sức mua sụt giảm của nhiều nền kinh tế lớn. Trong bối cảnh đó, ngành lâm sản tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến trực tiếp, tiếp cận khách hàng tại các thị trường tiềm năng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, những tháng gần đây thị trường đã có những dấu hiệu tích cực. Đơn hàng xuất khẩu gỗ ở một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Châu Âu đã tăng, các doanh nghiệp cũng đã có khách hàng trở lại. Tuy nhiên, đơn hàng chủ yếu vẫn chỉ trong thời gian ngắn và quy mô nhỏ. Tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, do vậy nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu như gỗ và sản phẩm gỗ vẫn bị ảnh hưởng.

Trong bối cảnh đó, EU vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu chính, quan trọng đối với sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam, còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy vậy, việc xuất khẩu gỗ và lâm sản sang một thị trường “khó tính” và có yêu cầu cao như thị trường EU cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực để xây dựng thương hiệu, kênh phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản trực tiếp tại thị trường EU mà phải thông qua kênh phân phối của các doanh nghiệp nước ngoài, điều này cản trở việc chủ động, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng tại thị trường EU.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp khó khi EU bổ sung thêm một số quy định mới về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU tác động đến doanh nghiệp Việt Nam trong đó có ngành gỗ và Luật Chống phá rừng của Liên minh Châu Âu. 

Thúc đẩy xuất khẩu lâm sản sang thị trường EU -0
        Công nhân hoàn thiện sản phẩm trước khi đóng gói, xuất xưởng. Ảnh: ITN

Để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và lâm sản sang EU trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định luật pháp về đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, gồm: Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 1.9.2020 của Chính phủ quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30.12.2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản và xây dựng.

Cùng với đó, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng hợp pháp đáp ứng yêu cầu sản xuất của ngành chế biến gỗ thông qua việc phát triển rừng trồng tập trung, rừng trồng gỗ lớn theo hướng bền vững. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp gỗ nguyên liệu của EU sang giới thiệu, quảng bá gỗ nguyên liệu tại Việt Nam; kiểm soát chặt việc nhập khẩu gỗ từ các vùng địa lý rủi ro về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Vấn đề xúc tiến thương mại và quảng bá cũng được các đại biểu quan tâm và đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức hoặc tham gia các hội trợ giới thiệu sản phẩm gỗ nhằm thu hút các doanh nghiệp đến từ EU; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương hiệu, kênh phân phối sản phẩm gỗ Việt tại các thị trường EU. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, chính sách quy định về xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản của thị trường này, để các doanh nghiệp chủ động thích ứng.

Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực khẳng định, Cục luôn đồng hành với các Hiệp hội và doanh nghiệp để thúc đẩy ngành chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu.

Phó Cục trưởng cũng đề nghị, trong thời gian tới, ngoài các giải pháp, định hướng đã được nêu ở trên, các Hiệp hội, doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với Cục Lâm nghiệp trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).