Thêm chính sách việc làm hướng tới đối tượng bị thu hồi đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.  Theo đó, từ ngày 1.8, ngoài các đối tượng này không chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm trong nước, ngoài nước mà còn được hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi tạo việc làm.

Duy trì và mở rộng việc làm

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các chuyên gia về đất đai, việc thu hồi đất lập dự án thời gian qua diễn ra ở tất cả các địa phương. Diện tích đất ở, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp bị thu hồi. Điều đáng nói là khi bị thu hồi đất, người dân đang quản lý, sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ theo quy định nhưng khi không còn tư liệu sản xuất, rất nhiều nông dân lâm vào cảnh thiếu việc làm.

Nhiều ưu đãi về việc làm cho lao động bị thu hồi đất có hiệu lực từ tháng 8 (Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN)
Nhiều ưu đãi về việc làm cho lao động bị thu hồi đất có hiệu lực từ tháng 8. Ảnh: Anh Tuấn

Trong khi đó, nhiều dự án, nhất là các dự án đô thị, khu dân cư, lại thiếu phương án bố trí, tạo việc làm cụ thể cho người dân. Chưa kể, nhiều dự án sai mục đích, chậm tiến độ… cũng là nguyên nhân khiến người nông dân có đất bị thu hồi không có việc làm.

Nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động bị thu hồi đất, các đối tượng được quy định trong Quyết định 12 sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với thời gian hỗ trợ là 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất. Cụ thể, người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trung cấp, cao đẳng được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên. Phương thức cho vay, mức vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, hồ sơ và trình tự, thủ tục cho vay thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Thêm vào đó, người có đất thu hồi được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại trung tâm dịch vụ việc làm; vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Người có đất nông nghiệp và người có đất kinh doanh bị thu hồi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Kinh phí hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xây dựng trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm và được tính trong chi phí đầu tư của dự án hoặc tổng kinh phí của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc một bộ phận thanh niên nông thôn tới các khu công nghiệp làm việc, sự xuất hiện ngày càng nhiều đàn ông, phụ nữ trung niên, người già từ nông thôn ra tìm việc ở các thành phố lớn cho thấy, số lượng người lao động ở khu vực nông thôn không có việc làm tại chỗ ngày càng nhiều. Họ phải  ra thành phố, làm đủ nghề để mưu sinh, bởi không còn cơ hội làm việc ở các khu công nghiệp, nhà máy...

Sự hào nhoáng, choáng ngợp của các khu công nghiệp với hàng nghìn nhà máy; các khu đô thị với đầy đủ tiện nghi, được quảng cáo là nơi "đáng sống"; hàng trăm tòa nhà chọc trời chen chúc cư dân; những khu "phố trong làng" thơ mộng… không che lấp được thực tế rất nhiều nông dân mất tư liệu sản xuất, được bữa nay, lo bữa mai ở những chợ người nơi thành thị.

Nắm bắt được những tồn tại về an sinh xã hội này, chiều 17.7, tại cuộc họp với 30 tỉnh, thành phố và các bộ ngành liên quan về dự thảo Quyết định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, cơ quan soạn thảo hết sức lưu ý đến đối tượng có đất thu hồi là đất ở, nhà ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ; rà soát trường hợp "các hộ trong hộ", những người sống phụ thuộc vào người lao động để không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ; làm rõ tiêu chí, điều kiện để đối tượng được tiếp cận chính sách hỗ trợ đào tạo cho từng trình độ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng), tìm việc làm.

Bên cạnh đó, có biên độ điều chỉnh kinh phí hỗ trợ đào tạo phù hợp để tạo sự linh hoạt, chủ động cho địa phương; giữ lại chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có đất thu hồi.

Chính phủ cũng đã có quy định, người có đất thu hồi được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Họ cũng được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều kiện vay vốn là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có đăng ký thường trú trên địa bàn nơi Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết thủ tục cho người có đất thu hồi vay vốn; có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật đối với mức vay trên 100 triệu đồng.

Mức vay vốn tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn. Thời hạn vay vốn tối đa bằng thời hạn hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, không bao gồm thời gian gia hạn hợp đồng.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.