Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, các ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế thuốc lá phù hợp để tránh hệ lụy về kinh tế - xã hội, và ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá của Chính phủ.

Lo ngại gia tăng thuốc lá nhập lậu

Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó,  phương án 1 sẽ tăng 2.000 đồng/bao từ năm 2026 và đạt mức tăng 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 5 năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Việc tăng thuế đối với thuốc lá nhận được quan tâm của nhiều chuyên gia. Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam, thị phần thuốc lá lậu trên toàn thế giới hiện là 11,6%. Tổng mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của thị trường bất hợp pháp vẫn ổn định theo thời gian.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp -0
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”

Cũng theo bà Vân, mô hình phân tích của PwC cho thấy, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá tăng quá nhanh tại Việt Nam thì sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, nhưng thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với mức 5 - 6 nghìn tỷ đồng hiện tại. Cùng với đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hợp pháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa tương tự như tại Malaysia, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.  

Mô hình đánh giá tác động của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF - Bộ Tài chính) cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu. Theo ThS Tô Kim Huệ, đại diện NIF, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá toàn thị trường dự kiến sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Tuy nhiên, sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Điều này sẽ gây ra thiệt hại cho ngành thuốc lá, các doanh nghiệp hợp pháp có thể phá sản trong thời gian ngắn khi doanh thu sụt giảm khoảng 32% - 35%.  

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp -0
ThS Tô Kim Huệ, đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính chia sẻ thông tin tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”

Bên cạnh đó, việc tăng thuế có thể dẫn đến lượng thuốc lá lậu tăng mạnh ở cả 2 phương án mà Bộ Tài chính đề xuất. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025. Sau 5 năm, sẽ có khoảng 350.000 việc làm bị ảnh hưởng nếu áp dụng phương án 1 và nếu tăng thuế theo phương án 2 sẽ gây tác động đến khoảng 400.000 việc làm.

Lựa chọn phương án tối ưu nhất

Thực tế cho thấy, ngành thuốc lá đã có đóng góp không nhỏ vào an sinh xã hội và nền kinh tế tại Việt Nam khi tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, 110.000 - 120.000 nông dân trồng thuốc lá và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ. Đối với ngân sách nhà nước, ngành cũng đóng góp 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Điều này có thể dẫn đến ngành công nghiệp thuốc lá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thuế tăng “sốc” nếu như chưa có các phương án hạn chế việc tăng trưởng thuốc lá lậu.

Trước kịch bản này, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cùng các đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam kiến nghị, cần áp mức thuế tuyệt đối ở mức vừa phải với lộ trình tăng thuế hợp lý đến năm 2030. Cụ thể, mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm, hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 là 3.000 đồng/bao.

Đề xuất trên nhằm tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5 - 30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7% - 9%/năm.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) bày tỏ sự ủng hộ đối với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp của Bộ Tài chính, nhưng lưu ý cần lựa chọn phương án tối ưu nhất. Bởi thuốc lá lậu không chỉ gây thất thu ngân sách Nhà nước mà còn làm tăng rủi ro sức khỏe cho người hút thuốc do không được kiểm soát chất lượng, khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức, phức tạp hơn và những yếu tố này sẽ ảnh hưởng ngược lại mục tiêu của việc xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa ra.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.