Tăng quyền chủ động của công đoàn trong công tác cán bộ

Trước yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, việc sửa đổi, bổ sung quy định tăng quyền chủ động cho Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trong công tác cán bộ như quy định tại Điều 26 dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là cần thiết. Điều này tạo ra sự đồng bộ về biên chế trong hệ thống công đoàn, khắc phục tình trạng cào bằng trong phân bổ biên chế hiện nay.

Bảo đảm công tác tổ chức cán bộ

Trước yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, tại phiên thảo luận hội trường Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, việc trao quyền chủ động cho Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là lao động hợp đồng trong các cơ quan chuyên trách và ở công đoàn cơ sở nhằm bảo đảm sự chủ động, linh hoạt trong bố trí cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển đoàn viên trong từng giai đoạn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức công đoàn.

Theo ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh), trong bối cảnh xuất hiện cạnh tranh công đoàn, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, người lao động, đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn càng đặc thù và nặng nề, nhưng biên chế công đoàn lại rất thấp so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Do đó, việc đề xuất tăng thẩm quyền cho Tổng LĐLĐ Việt Nam trong công tác cán bộ tại Điều 26 của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là phù hợp với tinh thần hiện nay và phù hợp định hướng phát triển của công đoàn.

Cán bộ công đoàn khảo sát tình hình lao động, sản xuất của đoàn viên, người lao động Ảnh: Minh Châu
Cán bộ công đoàn khảo sát tình hình lao động, sản xuất của đoàn viên, người lao động. Ảnh: Minh Châu

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) đề nghị bổ sung quy định cơ chế quản lý biên chế phù hợp trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Trong đó, tăng quyền chủ động của công đoàn trong việc bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đại biểu, thời gian tới, số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở sẽ tiếp tục tăng, nhưng biên chế cho cán bộ công đoàn chuyên trách có giới hạn. Dẫn chứng cụ thể, hiện nay một số công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý từ 6.000 đoàn viên trở lên nhưng biên chế chỉ 1 - 2 cán bộ chuyên trách; hay như một số công đoàn khu công nghiệp, LĐLĐ huyện có những đơn vị quản lý trên 130.000 đoàn viên nhưng biên chế cán bộ chuyên trách chỉ từ 8 - 10 người.

Đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát của hoạt động công đoàn và công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Mặt khác, đại biểu cũng đề nghị, cần quan tâm bố trí cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động chuyên trách theo quy mô, số lượng đoàn viên ở cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho phù hợp.

Bảo đảm quyền lợi của cán bộ công đoàn

Bên cạnh đề xuất nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn, nhiều ý kiến cũng đề nghị, tại Khoản 2, Điều 28 về bảo đảm quyền lợi cán bộ công đoàn, dự thảo Luật cần sửa đổi theo hướng quy định việc đơn vị sử dụng lao động khi sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có sự thỏa thuận và ý kiến của công đoàn cấp trên, thay vì quy định phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

Theo ĐBQH Đinh Công Sỹ (Sơn La), thực tiễn việc người sử dụng lao động sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn cần có ý kiến thỏa thuận của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở khó bảo đảm tính thực tiễn, không thực chất. Cán bộ công đoàn cơ sở là người lao động do người sử dụng lao động tuyển dụng, trả lương, bố trí công việc. Do vậy, rất khó để bày tỏ quan điểm trái chiều, nhất là về công tác cán bộ công đoàn. Theo đó, dự thảo Luật nên điều chỉnh theo hướng những vấn đề liên quan đến nhân sự của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cần có sự thỏa thuận và ý kiến của công đoàn cấp trên. Vì đây là tổ chức độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động nên ý kiến của họ sẽ khách quan, toàn diện và thực chất hơn.

Ngoài ra, tại Khoản 3, Điều 28 quy định: “Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị đơn vị sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời, hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam”.

ĐBQH Đinh Công Sỹ đề nghị, cần làm rõ cấp công đoàn được quy định trong dự thảo nêu trên, cụ thể là công đoàn cấp nào (công đoàn cơ sở hay cấp trên cơ sở). Bởi, việc quy định không rõ, chung chung sẽ rất dễ dẫn đến việc các cấp công đoàn đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau hoặc không có cơ sở pháp lý để nhận trách nhiệm. Cùng với đó, một số ĐBQH cũng cho rằng, cần có chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn hữu hiệu, tạo được động lực cho cán bộ công đoàn toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở.

Xã hội

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó
Xã hội

Người dân Kiên Giang giao mặt bằng đến đâu, thi công dự án đường Hồ Chí Minh đến đó

Qua kiểm tra thực tế về tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công đường Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu, việc giải phóng mặt bằng phải đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho người dân. Khi người dân giao mặt bằng đến đâu, nhà thầu tổ chức thi công đến đó.

12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Đời sống

12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 26.1.2024 của UBND tỉnh Long An về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 1019/KH-STP ngày 29.5.2024 của Sở Tư pháp về kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp cấp huyện, cấp xã năm 2024; mới đây, Đoàn công tác của Sở Tư pháp tỉnh Long An đã đến kiểm tra, khảo sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác tư pháp cấp huyện, cấp xã năm 2024 tại huyện Tân Hưng.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Đời sống

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 5.10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tặng quà Tết 2024 cho công nhân lao động tại thành phố Cần Thơ
Xã hội

Hướng về cơ sở, người lao động khó khăn

Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu tổ chức đa dạng, linh hoạt các hình thức chăm lo, tập trung hướng về cơ sở; ưu tiên chăm lo ĐV, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ...

Phố đi bộ quận Hoàn Kiếm trước giờ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"
Đời sống

Phố đi bộ quận Hoàn Kiếm trước giờ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) nhiều hoạt động hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm được tổ chức. Trong đó, Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” dự kiến khai mạc vào sáng Chủ nhật, ngày 6.10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với khoảng 10.000 người tham gia được coi là điểm nhấn ấn tượng của chuỗi sự kiện.

Ống nhựa Hoa Sen xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân Bình Định
Xã hội

Ống nhựa Hoa Sen xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân Bình Định

Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, 2 nghiệp đoàn SEAFF/SFL của Pháp và cơ quan phát triển Pháp - Việt (CCFV) vừa có buổi tham quan và làm việc tại nhà máy sản xuất nhựa Hoa Sen Bình Định để xem xét đưa các sản phẩm ống nhựa Hoa Sen vào các hệ thống cung cấp nước sạch tại địa phương.

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10
Xã hội

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10

Báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9.2024 tổ chức hôm nay 3.10, Phó Tư lệnh Binh Đoàn 12 Nguyễn Thế Lực cho biết, theo kế hoạch, ngày 15.10 đơn vị thi công sẽ lắp đặt 4 nhà đầu tiên, quyết tâm ngày 30.11 cơ bản lắp xong 40 ngôi nhà cho khu tái định cư làng Nủ.

Công trường thi công Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng
Đời sống

Phấn đấu phát điện tổ máy 1 Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng trong tháng 11

Đây là một trong những mốc tiến độ được Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đặc biệt nhấn mạnh, khi giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Điện 2 cùng các nhà thầu tại buổi kiểm tra công tác thi công và chủ trì Hội nghị Giao ban công trường Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng.

BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 37 DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia.
Xã hội

Số hóa, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Với quyết tâm tạo đột phá, nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam lấy việc hoàn thiện dữ liệu làm trung tâm, nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ công tác quản trị và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) toàn ngành.

Cảng nhập than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân
Xã hội

Bảo đảm cung cấp đủ than cho sản xuất điện năm 2025

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thời gian qua, với sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa EVN với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, các nhà máy nhiệt điện trong EVN đã được bảo đảm đủ nhiên liệu than cho phát điện. Các đơn vị đang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp, thống nhất giải pháp để nâng cao chất lượng than, góp phần vận hành ổn định các tổ máy nhiệt điện.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số góp phần giảm thời gian giải quyết hồ sơ, bảo đảm công khai, minh bạch.
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang: Cải cách hành chính, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực

Nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu triển khai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và tạo sự hài lòng cho doanh nghiệp cũng như người thụ hưởng; BHXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung ưu tiên nguồn lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nỗ lực chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực.

Nhiều người cao tuổi vẫn có khả năng lao động và khát vọng cống hiến (ITN)
Đời sống

Thêm chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi

Việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt tại các đô thị là vấn đề cấp bách trong bối cảnh Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Theo các chuyên gia, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già; tuy nhiên, vẫn có 2/3 số người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội phải sống dựa vào con cháu.