Ra mắt Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ngày 11.1.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo đó, từ ngày 1.3.2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam được thành lập cơ quan thanh tra. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của ngành BHXH và đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra của BHXH Việt Nam.

Chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tế

Đó là khẳng định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh tại Lễ ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam ngày 1.3 vừa qua.

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội, Chính phủ đối với vai trò, vị thế và sự đóng góp của ngành BHXH Việt Nam cho sự nghiệp an sinh xã hội trong suốt 29 năm qua. Để có được thành quả này, ngành BHXH Việt Nam nói chung, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng với 597 người, trong đó tại Trung ương là 40 người; họ đã nỗ lực, vừa làm tốt nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, vừa chủ động trong việc tham mưu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

29 năm qua, dù dưới các tên gọi khác nhau, từ tiền thân là Ban Kiểm tra - Pháp chế, đến Ban Kiểm tra, rồi Vụ Thanh tra - Kiểm tra và nay là Thanh tra BHXH Việt Nam, các thế hệ công chức, viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đã tiếp nối nhau, không ngừng đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng một tập thể vững mạnh, chuyên nghiệp và có nhiều đóng góp quan trọng vào các thành tựu trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mà ngành BHXH Việt Nam đã đạt được.

Năm 2016, ngành BHXH Việt Nam được giao chức năng thanh tra chuyên ngành; từ đó đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao Quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Thanh tra BHXH Việt Nam. Ảnh: BH
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao Quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Thanh tra BHXH Việt Nam. Ảnh: BH

Trong giai đoạn 2016 - 2023, toàn ngành đã tổ chức 115.791 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 179.415 đơn vị; qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị truy thu đối với gần 570.000 lao động chưa đóng, đóng thiếu thời gian, thiếu mức đóng; tham mưu ban hành 5.171 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT với tổng số tiền xử phạt là gần 229 tỷ đồng, số tiền phạt đã nộp về ngân sách nhà nước là gần 70 tỷ đồng; kiến nghị truy thu, thu hồi về quỹ BHXH, BHTN, BHYT là 23.790 tỷ đồng. Đến nay, các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã thực hiện khắc phục số tiền là 18.785 tỷ đồng.

Có thể thấy, việc Quốc hội, Chính phủ giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan BHXH và cho phép thành lập Thanh tra BHXH Việt Nam là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế.

Khởi đầucho hành trình phát triển mới

Thay mặt Ban Cán sự đảng, lãnh đạo ngành BHXH Việt Nam, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành BHXH Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động, phát triển.

"Đây là sự khởi đầu cho một hành trình phát triển mới, sau buổi lễ này Thanh tra BHXH Việt Nam không chỉ là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc mà đã trở thành thành viên chính thức trong ngôi nhà chung "Thanh tra Việt Nam". Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm rất lớn" - Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhận định.

Thời gian tới, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu, tập thể Thanh tra BHXH thực sự đoàn kết, kế thừa và phát huy những thành tích đã đạt được, triển khai toàn diện các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, xây dựng đơn vị vững mạnh, chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, tâm huyết với sự nghiệp phát triển chung, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ thanh tra cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng, nâng cao trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ và trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt thì đó mới là tiền đồ vẻ vang, là xứng đáng với sự tín nhiệm của Đảng và Chính phủ".

Thứ hai, tăng cường và đổi mới hoạt động để sẵn sàng thực hiện đồng thời các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT và kiểm tra việc thực hiện chính sách, giải quyết, hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT đối với các đơn vị trong và ngoài ngành; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên nắm chắc tình hình để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý theo đúng tinh thần thanh tra, kiểm tra là công cụ trong hoạt động quản lý.

Cùng với đó, phải xác định rõ Thanh tra BHXH là đơn vị tham mưu, giúp Tổng Giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra đối với BHXH các tỉnh, thành phố với mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn ngành.

Tổng Giám Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, ngoài trách nhiệm của Thanh tra BHXH Việt Nam cần sự chung tay, chung sức của BHXH các tỉnh, thành phố, cần giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố phải thực sự vào cuộc; đồng thời, đề nghị các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp để Thanh tra BHXH Việt Nam hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).