Quyết liệt giảm nợ, chậm đóng BHXH, BHYT

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực hiện các giải pháp giảm số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) những tháng cuối năm 2022.

Đại diện các đơn vị nợ đóng BHXH (bên trái) ký nhận quyết định công bố thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội. ảnh HH
Đại diện các đơn vị nợ đóng Bảo hiểm xã hội ký nhận quyết định công bố thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội. Ảnh: HH

Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT như: Công văn số 137-CV/BCSĐ ngày 24.9.2020; Công văn số 106-CV/BCSĐ ngày 21.7.2021; Nghị quyết số 317-NQ/BCSĐ ngày 21.10.2022 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam gửi Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Công văn chỉ đạo BHXH các tỉnh về công tác thu, giảm số tiền chậm đóng. Nhờ vậy, công tác thu hồi số tiền chậm đóng đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tại một số địa phương vẫn chưa giảm sâu.

Để phấn đấu giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT những tháng cuối năm 2022.

Cụ thể, thường xuyên báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm việc đóng BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Thực hiện nghiêm việc thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT đến đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc nộp tiền đóng đầy đủ, đúng thời hạn. Phân công lãnh đạo, cán bộ thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đôn đốc doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT kịp thời, không để phát sinh chậm đóng.

Đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các buổi làm việc với doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT để đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đóng đầy đủ số tiền chậm đóng, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới.

Tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng đối với doanh nghiệp chậm đóng từ 3 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; đối với đơn vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc cố tình chây ỳ không thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 44, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về công tác thanh tra, kiểm tra; lãnh đạo BHXH tỉnh và Trưởng các đoàn thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo quy định. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh yếu tố gian dối, gian lận trong chậm đóng BHXH, BHYT để hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng đề xuất UBND tỉnh các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đề nghị MTTQ, tổ chức công đoàn, các hội, đoàn thể tăng cường công tác giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT cho người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT có số tiền lớn, thời gian chậm đóng kéo dài.

Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch thu năm 2022, giảm sâu số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp xuống mức thấp nhất; Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã thống nhất, quyết nghị một số nội dung đẩy mạnh các giải pháp thực hiện công tác thu trong những tháng cuối năm 2022. Trong đó, đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2022 toàn ngành giảm tỷ lệ số tiền chậm đóng/số phải thu xuống dưới mức 2,93%.

Để thực hiện mục tiêu này, ngành BHXH Việt Nam sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp toàn diện và chủ động. Theo đó, đối với các khoản chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp phát sinh hàng tháng và khoản chậm đóng lũy kế hàng tháng, Ban Cán sự Đảng yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện phân công lãnh đạo, viên chức và lao động hợp đồng tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp, biện pháp đôn đốc thu, thu tiền chậm đóng không để phát sinh số tiền chậm đóng mới, giảm đơn vị chậm đóng, số tiền chậm đóng. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các giải pháp quyết liệt khác trong việc thu giảm số tiền chậm đóng.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.