Quan trọng hơn là tìm hướng đi dài hạn

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông NGUYỄN QUANG ĐỒNG cho rằng, nỗ lực tìm cách hỗ trợ các cơ quan báo chí trong thời điểm cực kỳ khó khăn hiện nay của Bộ Thông tin và Truyền thông là đáng ghi nhận và Bộ Tài chính cần ưu tiên xử lý những đề xuất này. Song đó chỉ là gỡ khó trong ngắn hạn. Về lâu dài, cần tìm ra hướng đi giúp báo chí hoạt động kinh tế bền vững.

- Được biết, Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) từng thực hiện nghiên cứu về hoạt động kinh tế báo chí và hướng phát triển bền vững cho báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên số. Vướng mắc lớn nhất về tài chính với các cơ quan báo chí Việt Nam qua nghiên cứu này là gì? 

Quan trọng hơn là tìm hướng đi dài hạn -0

- Nghiên cứu tình hình hoạt động của các cơ quan báo chí Việt Nam của chúng tôi cho thấy, kể từ Đổi mới, đây là giai đoạn khó khăn nhất về hoạt động kinh tế báo chí. Nguồn thu của các tòa soạn đều sụt giảm đáng kể những năm vừa qua. Chúng tôi cũng dự báo tình hình có thể chưa sáng sủa hơn trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới. 

Một mặt, trong hơn 10 năm qua sự thay đổi của thị trường truyền thông, thị hiếu đọc báo khiến lượng phát hành báo in sụt giảm, các cơ quan báo chí truyền thống mất đi một nguồn thu quan trọng. Trong khi đó, báo chí cũng đánh mất ưu thế về quảng cáo, ưu thế truyền thông so với mạng xã hội, khiến nguồn thu quảng cáo và truyền thông truyền thống ngày càng co hẹp. 

Thêm vào đó, tình hình kinh tế khó khăn, khiến các doanh nghiệp cắt giảm ngân sách truyền thông, theo đó tác động trực tiếp đối với doanh thu các tòa soạn. Đối với nhóm báo chí là đơn vị sự nghiệp, yêu cầu tự chủ tài chính khiến nguồn kinh phí từ ngân sách giảm, trong khi cơ chế đặt hàng dịch vụ chưa vận hành suôn sẻ. 

Một loạt yếu tố bất lợi, cả từ khách quan (nền kinh tế khó khăn, xu hướng giảm bao cấp cho báo chí) và chủ quan (báo chí không cạnh tranh được về sức mạnh quảng cáo so với các kênh truyền thông mới), đến cùng thời điểm quả thực khiến nhiều cơ quan báo chí lao đao. 

Cũng cần nói thêm, khó khăn của báo chí Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thị trường kinh doanh báo chí toàn cầu cũng đối mặt với những khó khăn gay gắt trong khoảng hơn 5 năm gần đây. Và ngắn hạn, ngành kinh doanh báo chí toàn cầu vẫn sẽ phải tiếp tục vật lộn để định hình hoạt động, tìm mô hình kinh doanh mới thích ứng với thời đại số. 

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cơ chế tài chính để tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan báo chí. Ông nghĩ sao về điều này? 

“Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính cần ưu tiên xử lý những đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông. Vướng mắc cho nhóm báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đến từ quy định của Chính phủ, của các bộ, ngành - tức là yếu tố chủ quan. Và “quả bóng” đang nằm trong chân Nhà nước. Nếu không nỗ lực “gỡ” - để thủng lưới trên sân nhà, tức làm suy yếu báo chí cách mạng Việt Nam, tác động xấu đến kênh thông tin, ngôn luận của Đảng, của Nhân dân, sẽ là thiếu sót không thể biện minh”. 

Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng

- Nỗ lực tìm cách hỗ trợ các cơ quan báo chí trong thời điểm cực kỳ khó khăn hiện nay của Bộ Thông tin và Truyền thông là đáng ghi nhận. Báo chí cách mạng Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước; kênh thông tin truyền thông của Nhân dân và đóng vai trò đặc biệt quan trọng với hệ thống chính trị. Sự suy yếu của hệ thống báo chí chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Do đó, gỡ khó về ngắn hạn, tìm ra hướng đi giúp báo chí hoạt động kinh tế bền vững về dài hạn là yêu cầu bắt buộc. 

Trong ngắn hạn trước mắt, nếu những vướng mắc đến từ quy định về cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí mà Bộ Thông tin và Truyền thông nêu được giải quyết sẽ tạm thời giảm nhẹ khó khăn cho nhiều tờ báo, đặc biệt đối với nhóm báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thu từ đặt hàng nhiệm vụ truyền thông, giảm nhẹ gánh nặng thuế - dù không quá lớn, nhưng vẫn là vô cùng quý giá trong giai đoạn báo chí “khủng hoảng” nguồn thu như hiện nay. 

Quan trọng hơn là tìm hướng đi dài hạn

- Thế còn về dài hạn thì sao?

- Như đã nói, ngành kinh doanh báo chí toàn cầu đều gặp khó khăn; khi công nghệ số và mạng xã hội phổ biến trong đời sống thông tin hàng ngày và phá vỡ vị thế độc quyền của báo chí. Do đó, những kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông có ý nghĩa gỡ khó về ngắn hạn; còn về dài hạn, đổi mới hoạt động, đổi mới mô hình kinh doanh, tìm nguồn thu mới để thích ứng với thời đại số mới là lối ra bền vững. 

Thời đại số, chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ; quan trọng hơn là tư duy hoạt động báo chí, tư duy kinh doanh báo chí trong môi trường số. Có những nguồn thu tiềm năng mới từ thu phí độc giả, từ quảng cáo số; từ hoạt động truyền thông số - cần được khám phá và khai thác. 

Yêu cầu tự chủ, tự hoạt động kinh tế đòi hỏi phải cạnh tranh và thích ứng. Sẽ có những cơ quan báo chí không đủ cạnh tranh, không kịp thích ứng và phải rời cuộc chơi. Đó là thực tế phải chấp nhận. Nhưng về dài hạn, báo chí có những lợi thế cạnh tranh cốt lõi, đó là thông tin đáng tin cậy, là chiều sâu thông tin - những lợi thế mà không loại hình truyền thông nào có được. Đó là “tài sản” quý giá nhất để báo chí “sống” và tiếp tục phát triển trong chặng đường dài sắp tới. 

- Xin cảm ơn ông!

Xã hội

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Đoàn công tác Agribank tặng quà cho cán bộ chiến sĩ và các lực lượng trên đảo Đá Thị
Xã hội

Tự hào là một phần trong hải trình đến với Trường Sa

Tháng Tư về, Đoàn cán bộ Agribank do Phó Tổng giám đốc Phùng Thị Bình dẫn đầu lại tiếp tục cùng Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước lên đường đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1; vượt hơn 1.000 hải lý, đi qua các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/2 Phúc Tần... - những biểu tượng sống động của tinh thần yêu nước, Agirbank càng cảm thấy tự hào khi được là một phần trong hải trình kết nối yêu thương giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa biển đảo yêu thương và đất liền.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.