Phát triển nhân lực Logistics – Mục tiêu quan trọng

Ngày 24.10, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với chủ đề “Phát triển kỹ năng nhân lực ngành Logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong kỷ nguyên số”. Đây là sự kiện đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia; 05 năm Việt Nam và Australia chính thức nâng cấp quan hệ lên thành quan hệ Đối tác chiến lược và hưởng ứng Ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam (4.10).

Tham dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinoski và 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Australia, các cơ quan Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Logistics Việt Nam, các trường cao đẳng, tổ chức xã hội, chuyên gia/nhà nghiên cứu GDNN...

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân hỗ trợ kết nối và phát triển kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16% và quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm, Logistics hiện đang là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam; được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi toàn cầu.

Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8-10%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt 15-20%; chi phí Logistics giảm 16-20% GDP. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi lĩnh vực Logistics của Việt Nam cần tiếp tục phát huy mọi khía cạnh của lĩnh vực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu. “Vì vậy, tôi đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Australia trong việc phát triển nguồn nhân lực với sự tập trung hỗ trợ hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực GDNN”- Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nói.

Tại Diễn đàn, Đại sứ Andrew Goledzinoski chia sẻ, Chính phủ Australia và Việt Nam cùng nhau hợp tác đảm bảo cho Việt Nam có một hệ thống GDNN hiệu quả, bền vững để đào tạo đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho tương lai. Australia có một hệ thống GDNN phát triển và việc phát triển kỹ năng lao động ngành logistics rất cần thiết cho những quốc gia có hệ thống cung ứng lớn như Việt Nam. “Vậy nên, chúng tôi tập trung vào ngành logistics và đã giúp Việt Nam đưa các doanh nghiệp, chính phủ và các cơ sở GDNN lại gần nhau để giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp” – Đại sứ nói.

Dự báo tới năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hơn 200.000 nhân lực. Vì vậy, việc phát triển năng lực lao động và gắn kết doanh nghiệp trong lĩnh vực GDNN là vấn đề bức thiết. Diễn đàn hôm nay là dịp để các cơ quan, tổ chức, chuyên gia đến từ Australia, các nước trong khu vực ASEAN, đối tác quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động trong ngành Logistics và sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên số, đóng góp cho sự phát triển toàn diện về xã hội, kinh tế của Việt Nam.

Trong phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Mô hình GDNN do doanh nghiệp dẫn dắt: Tiềm năng cho ngành Logistics và tính hòa nhập”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến xây dựng, giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Tại Phiên thảo luận lần thứ Nhất, Vụ trưởng, Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN Đào Trọng Độ khẳng định vai trò trụ cột của doanh nghiệp đối với nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tham sâu hơn nữa vào quá trình GDNN nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá bài bản các mô hình GDNN gắn với doanh nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam, từ đó tạo ra mô hình phù hợp với thực tế hiện tại.

Đồng quan điểm trên, Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Gemadept, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC) - Vũ Ninh cũng đã chỉ ra yếu tố thu hút doanh nghiệp tham gia vào GDNN. Theo đó, về triết lý, không thể học một nơi và làm một nơi; về cơ chế, cần có những hướng dẫn để mô hình được lan rộng hơn, trong 10 năm gần đây, tư duy của doanh nghiệp đang thay đổi xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn... nhưng mục tiêu cuối cùng là thu nhập cao cho người lao động.

Kết thúc Phiên thảo luận thứ Nhất, ông Paul Walsh, Giám đốc điều hành, Tổ chức Kỹ năng ngành Australia (Industry Skills Australia) cho rằng, cần phải trả lời câu hỏ: Tại sao doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình GDNN? Cơ hội để thu hút, doanh nghiệp tham gia...

Ông Paul Walsh cũng cho rằng, cần có mục đích, hợp lực, sự chính danh; có chiến lược rõ ràng cho sự tham gia của doanh nghiệp, cần có định hướng, mục tiêu, ví dụ như nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao kinh tế đất nước. Hợp lực cần có cơ chế thúc đẩy sự hợp tác giữa cách ngành, phối hợp để bổ trợ từ đó xây dựng kỹ năng chung, tối ưu hóa nguồn lực. Chính danh là cần có mô hình được công nhận chính thức để thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao tham gia, thúc đẩy lợi ích không chỉ cho ngành mà còn là nền kinh tế chung của đất nước.

Xã hội

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng
Xã hội

Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng xuống cấp nghiêm trọng

Khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh được xem là đầu tàu phát triển công nghiệp, là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh này. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các dự án công nghiệp, hạ tầng giao thông tại đây đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và an toàn của người dân.

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).