Phát triển nền tảng số cho tất cả các cấp công đoàn

Phát biểu tham luận Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vừa qua về một số giải pháp đột phá đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam, Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phạm Quang Hưởng nhấn mạnh việc cần phát triển một nền tảng dùng chung cho tất cả các cấp Công đoàn, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian; đồng thời, là công cụ để công đoàn các cấp lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ). Xây dựng cơ sở dữ liệu ĐV công đoàn tập trung và xuyên suốt...

Chưa đồng bộ, thống nhất ở các cấp công đoàn

Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phạm Quang Hưởng nhấn mạnh: Xây dựng “Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và ban hành “Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn” - 2 chuyên đề triển khai các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2023 - 2028 trong Văn kiện Đại hội đã thể hiện quyết tâm của các cấp công đoàn đối với Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là một trong những giải pháp tối ưu, không những chăm lo mà còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ĐV, NLĐ.

Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phạm Quang Hưởng phát biểu tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Phó Chủ tịch Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phạm Quang Hưởng phát biểu tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Ảnh: Tô Thế

Tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn thời gian qua ở các cấp còn một số tồn tại, hạn chế. Đơn cử như: chưa xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về công nghệ thông tin trong các tổ chức công đoàn làm hạt nhân thực hiện chuyển đổi số. Công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho cán bộ chưa thường xuyên, liên tục. Chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đủ lớn phục vụ chuyển đổi số. Hệ thống tổng hợp số liệu cơ bản vẫn làm thủ công, khó kiểm soát. Việc xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý vẫn chưa đồng bộ, thống nhất. Chưa sử dụng các công cụ như: App Công đoàn, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, trợ lý ảo, phần mềm đào tạo trực tuyến… hỗ trợ các hoạt động công đoàn. Triển khai hệ thống văn bản điện tử, họp trực tuyến mới đang ở cấp Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, chưa triển khai đến các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở.

Phát triển nền tảng dùng chung

Để thực hiện thành công "Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030", Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đề xuất công tác tuyên truyền, quán triệt để có nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số phải được quan tâm hàng đầu. Cần nhìn nhận đúng về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, từ lãnh đạo cấp trên đến lãnh đạo cấp dưới, từ lãnh đạo đến ĐV, từ những cá nhân nòng cốt đến cộng đồng, từ những mô hình thành công, điển hình đến những cá nhân, đơn vị còn chần chừ, ngại thay đổi.

Đặc biệt, phát triển một nền tảng dùng chung cho tất cả các cấp công đoàn, bởi hiện nay các Công đoàn ngành, Liên đoàn lao động tỉnh, thành đang sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, không đồng bộ nên khó khăn trong quản lý và khai thác. Khi sử dụng một nền tảng chung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đồng thời cũng là công cụ để công đoàn các cấp lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu đoàn viên công đoàn tập trung và xuyên suốt, có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng đối với từng cấp công đoàn. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo hỗ trợ ĐV và cán bộ công đoàn trong các vấn đề tranh chấp cần trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, cần xây dựng một nền tảng đào tạo trực tuyến, biến nền tảng này thành một mạng xã hội học tập, để ĐV, NLĐ giao lưu, trao đổi, học hỏi nhau, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.