Phát triển làng nghề để nâng cao đời sống của người dân nông thôn

Thành phố Hà Nội đã và đang tập trung bảo tồn, phát triển làng nghề, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ngoại thành; xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Thúc đẩy, phát triển kinh tế nông thôn

Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025". Trong đó, làng nghề được xác định là nguồn lực quan trọng, cần được khai thác hiệu quả để góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, toàn Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề của cả nước. Trong đó, có 322 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND TP. Hà Nội công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã. Hiện có 274 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề, bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 69 làng nghề; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 22 làng nghề; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 197 làng nghề; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 13 làng nghề; xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 16 làng nghề; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 5 làng nghề.

Phát triển làng nghề để nâng cao đời sống của người dân nông thôn -0
Nghề khảm trai tương đối vất vả nhưng đem lại thu nhập ổn định cho người lao động.

Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) có làng nghề truyền thống nổi tiếng với việc làm tăm hương, tăm VIP xỉa răng và sản xuất các loại hương dùng cho mục đích tâm linh. Ngày nay, sản lượng tăm được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là rất lớn, có thể lên đến hàng ngàn tấn nguyên liệu cung cấp và tiêu thụ trong một ngày.

Theo báo cáo những tháng đầu năm 2024 của UBND xã Quảng Phú Cầu, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá cố định năm 2010) 6 tháng đầu năm ước đạt 295,26 tỷ đồng tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 54% kế hoạch năm; trong đó, công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 174,5 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Hay tại xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), 7/7 thôn làng trên địa bàn xã hiện nay vẫn đang bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị từ nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống mà cha ông để lại. Vừa qua, 7 làng có nghề khảm trai cũng vinh dự được UBND Thành phố trao bằng công nhận “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Hơn 70% số hộ trong làng có lao động làm nghề khảm trai và tham gia các hoạt động dịch vụ cho sự phát triển nghề khảm. Sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ đã vượt khỏi ranh giới quốc gia, vươn tầm ra châu lục và thế giới, đến với các thị trường khó tính như: Anh, Hà Lan, Mỹ, Nhật...

Chủ cơ sở sản xuất Lam Hiền (thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu) anh Phạm Hồng Lam chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề truyền thống của làng từ lâu, ban đầu làm thuê, sau thì tự mở xưởng sản xuất. Công việc rất vất vả, nhưng mang lại thu nhập tương đối ổn định. Mỗi lao động, tùy trình độ, số lượng sản phẩm làm ra, có thể đạt thu nhập trung bình 7-8 triệu đồng/tháng. Người nào làm khéo và nhanh tay có thể đạt thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng”.

Anh Nguyễn Văn Sáng (35 tuổi) đang làm việc ở làng khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) chia sẻ, “Tôi làm nghề được gần 20 năm, công việc chủ yếu là ngồi cắt gọt hình ảnh khảm trai. Công việc khá vất vả khi phải ngồi nhiều, đau lưng, mỏi mắt song bù lại thu nhập mà công việc này đem lại khá ổn định với mức lương giao động từ 10-14 triệu đồng/tháng, đời sống gia đình được cải thiện. So với việc làm nông thì công việc này khá tốt, có mức thu nhập ổn định mà lại được ở gần gia đình”.  

Góp phần ổn định an sinh xã hội

Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và là nghề Hà Nội, bà Hà Thị Vinh cho biết, Hà Nội là cái nôi của làng nghề cả nước và làng nghề là 1 trong 5 trụ cột công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Sự phát triển làng nghề tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ việc làm đối với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn.

Phát triển làng nghề để nâng cao đời sống của người dân nông thôn -0
Sự phát triển làng nghề tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) ông Tạ Việt Anh cho rằng, làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Trong thực tế thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề cao hơn gấp 2-3 lần lao động thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước, qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống làng nghề của Thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, hàng năm, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về làng nghề, ngành nghề nông thôn, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ và trang trại, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm, thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội chợ, tuần hàng, hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tôn vinh các sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để gìn giữ bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của làng nghề….

Xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc giảm tiền thuê đất năm 2024
Xã hội

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11.4.2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Trước đó, tại Phiên họp tháng 3, với 100% số thành viên có mặt tán thành, UBTVQH đã đồng ý để Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5
Giao thông

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Sở Giao thông công chánh TP. Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác vận tải phục vụ Nhân dân đi lại chào mừng các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2025),

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)
Đời sống

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn vừa có buổi tiếp và làm việc với đại diện cấp cao của Tập đoàn năng lượng HDF (Hydrogène de France, HDF Energy) để trao đổi về tiềm năng hợp tác phát triển các dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại Việt Nam, đặc biệt là tại các đảo còn khó khăn về hạ tầng điện.

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
Đời sống

Bồi dưỡng về IFRS và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

Từ ngày 14 -18.4, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc - ACCA tại Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức khóa bồi dưỡng “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế toàn diện và chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng”.

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)
Đời sống

Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC)

Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) vừa tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2024 - 2025. Công ty CP Hanel năm thứ tư liên tiếp đồng hành cùng các doanh nghiệp tài trợ học bổng sinh viên của Viện.

Những công trình giao thông tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Những công trình giao thông tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm tại TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian qua góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo liên kết vùng. Đây là những công trình tiêu biểu đang được bình chọn để chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo
Xã hội

Tín dụng chính sách - cú huých để Kiên Giang giảm nghèo

Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều toàn tỉnh Kiên Giang còn 0,99%, giảm 1,7% so với năm 2020; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Đây là những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Kiên Giang. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của 22 chương trình tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh thực hiện.

Cách tính lương hưu mới từ 1.7.2025 với những điểm lợi hơn cho người lao động
Đời sống

Tăng cơ hội hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024/QH15 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025 đã thay đổi quy định về điều kiện hưởng lương hưu so với Luật BHXH 2014. Theo đó, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình hưởng lương hưu.

Người dân cần kiểm chứng kỹ lưỡng thông tin trước khi quyết định đóng góp từ thiện
Xã hội

Người dân cần kiểm chứng kỹ lưỡng thông tin trước khi quyết định đóng góp từ thiện

Trong thời đại công nghệ số, việc kêu gọi quyên góp từ thiện trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển của mạng xã hội. Tuy nhiên, cùng với đó, những vụ việc thiếu minh bạch trong hoạt động từ thiện khiến một bộ phận công chúng bức xúc khi số tiền mình bỏ ra không biết có được sử dụng đúng mục đích hay không.

Nhận thức đúng, hành động đủ
Đời sống

Nhận thức đúng, hành động đủ

Gần 22 triệu đơn vị máu được hiến tặng, hàng triệu người bệnh được cứu sống, nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại được triển khai thành công... là những thành tựu nổi bật sau 25 năm phát động Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, để phong trào tiếp tục phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là nâng cao nhận thức cộng đồng, không chỉ trong tư duy mà cả trong hành động.