Kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 - 28.7.2024)

Phát huy vai trò bảo vệ quyền, lợi ích người lao động

Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động cả nước, đóng góp xứng đáng cho mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Để tiếp tục phát huy vai trò của mình, Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo các hoạt động theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống công nhân, lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thể hiện rõ vai trò đại diện người lao động

Trên chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển, trải qua 13 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng liên quan đến công nhân, công đoàn được ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Công nhân môi trường đô thị Hà Nội phấn khởi khi nhận được sự động viên, chia sẻ của lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Công nhân môi trường đô thị Hà Nội phấn khởi khi nhận được sự động viên, chia sẻ của lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Các cấp công đoàn, nhất là Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn. Trong đó, tích cực tham gia đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn về phát triển nhà ở dành cho công nhân, lao động, trực tiếp là Luật Nhà ở (sửa đổi), các luật liên quan như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Đồng thời, đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng pháp luật để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của đoàn viên, người lao động, như: quyền lựa chọn việc làm, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, vấn đề nhà ở, điều kiện làm việc, các chính sách hỗ trợ của người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19…

Đặc biệt, tổ chức công đoàn ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ và hiệu quả trong các hội đồng, ủy ban, ban chỉ đạo, các cơ chế dân cử để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đơn cử, trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia 5 năm qua (2018 - 2023), công đoàn đã thể hiện rõ hiệu quả vai trò đại diện người lao động khi đề xuất nâng mức lương tối thiểu tăng 25,34%, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên và người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Trong bối cảnh các doanh nghiệp, đơn vị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động ngày càng tăng do doanh nghiệp khó khăn, các cấp công đoàn đã tích cực đôn đốc, làm việc với người sử dụng lao động; phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp giảm thiểu tình trạng trên, bảo vệ quyền lợi của người lao động…

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang từng khẳng định, trong sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn, có sự đóng góp to lớn, đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ công đoàn. Các thế hệ cán bộ công đoàn đang tiếp tục nối tiếp nhau, gìn giữ, vun đắp truyền thống vẻ vang, rất đỗi tự hào của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình mới, với sự phát triển nhanh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, đội ngũ cán bộ công đoàn đang tích cực, chủ động đổi mới, trăn trở tìm tòi. Thậm chí, không quản ngại hy sinh lợi ích của cá nhân vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động để tổ chức công đoàn có thể làm tốt chức năng, nhiệm vụ, thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của người lao động.

Điểm tựa cho công nhân, người lao động

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động, hoạt động công đoàn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều mô hình chăm lo cho đoàn viên và người lao động tiếp tục được phát triển, mang đậm dấu ấn của tổ chức công đoàn như: Chương trình “Mái ấm công đoàn”, “Phiên chợ công nhân”, “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”… được lan tỏa mạnh mẽ, thấm sâu đến cơ sở…

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã nhấn mạnh 3 khâu đột phá. Đó là: đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Trên tinh thần đó, tổ chức công đoàn sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo các hoạt động theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống công nhân, lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong đó, chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, thiết chế văn hóa cho công nhân, lao động; các chính sách đối với lao động làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Đồng thời, đề xuất với Đảng, Nhà nước, phối hợp với chính quyền cùng cấp có các chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, viên chức, lao động, nhất là lương, nhà ở, nhà trẻ, cơ sở y tế, thiết chế công cộng, giá điện, nước...

Xã hội

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025
Xã hội

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Theo đó, sẽ có 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số, nhất là nâng cao chất lượng dân số, vì mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.