Mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng
Vào mùa nước nổi, lượng phù sa theo dòng nước tràn về bồi đắp cho đồng ruộng ít đi nên nông dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn. Dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bươu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, người nông dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn.
Việc rửa độc chất phèn, mặn và độc chất hữu cơ bị hạn chế do nước ít sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và nông dân phải tốn chi phí cải tạo đất nhiều hơn. Mặt khác, khi nguồn nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long ít sẽ gây ra thiếu nước tưới vào cuối vụ, đồng thời mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng làm cho việc thiếu nước ngọt tưới cho lúa nhất là ở vùng ven biển.
Năm nay hiện tượng El Nino duy trì đến hết năm 2023 và có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2024 với xác suất khoảng từ 90 - 95%; có thể gây thiếu hụt lượng mưa trong các tháng cuối năm 2023 và ít mưa trong những tháng đầu năm 2024. Hiện tượng này sẽ kết hợp với mực nước biển dâng làm cho mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng hơn. Trước những dự báo này, thì đây là sự khác biệt mà trong canh tác lúa Đông Xuân 2023 - 2024 ở đồng bằng sông Cửu Long mà nhà nông cần chuẩn bị biện pháp để thích ứng phù hợp.
Phân bón Đầu Trâu cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa bị nhiễm mặn
Để tăng cường khả năng chịu mặn cho cây lúa, một trong những biện pháp hiệu quả đó là cung cấp canxi đầy đủ cho cây lúa. Nếu đất canh tác bị chua nên bón vôi hay Đầu Trâu mặn phèn hoặc Bio-Canxi để cung cấp Ca cho lúa đồng thời cũng giúp hạ phèn. Bón lúc làm đất để phân được trộn đều vào đất thì hiệu quả mới cao.
Ngoài ra, bà con cũng có thể cung cấp Silic cho cây lúa. Nhiều nghiên cứu cho thấy Silic giúp cây ngăn chặn sự hấp thụ Na đồng thời kích thích sản sinh những en-zim có khả năng phân giải những chất oxy hóa mạnh được tạo ra trong lúc cây bị mặn. Vì vậy cung cấp Silic giúp lúa chống chịu mặn tốt hơn.
Bên cạnh đó, nông dân có thể phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide. Hormone Brassinolide giúp cây sản sinh ra những en-zim như catalase, peroxidase, superoxide dismutase giúp phân giải những chất oxy hóa mạnh hại lúa khi bị mặn.
Thông thường, cây trồng cũng sản sinh ra chất Proline để cải thiện khả năng hút nước khi bị mặn. Lượng Proline tạo ra không đủ cho cây chiến thắng được lực giữ nước của muối mặn trong đất. Do vậy, việc phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide giúp lúa cải thiện sự sinh trưởng và năng suất trong điều kiện bị mặn.
Ở điều kiện bị nhiễm mặn, cây lúa thường có biểu hiện triệu chứng thiếu dưỡng chất khoáng. Do đó, bà con có thể bón phân NPK Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2. Trước đó, kết quả chương trình “Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” - chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty CP Phân bón Bình Điền, với sự tham gia thực hiện của ngành nông nghiệp ở 13 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long qua 7 vụ cho thấy bón phân NPK Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2 đã đáp ứng được yêu cầu các dinh dưỡng khoáng của lúa.