10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Nuôi dưỡng những ước mơ

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ chinh phục tri thức, lập thân, lập nghiệp của các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; giúp họ trở thành những công dân có ích, quay trở về xây dựng quê hương.

Từ "hơi ấm" chính sách

Chỉ thị số 40 ra đời, đi vào cuộc sống và đã mang lại cho người nghèo nhiều cơ hội đổi đời. Hơi ấm của Chỉ thị lan tỏa sâu rộng tới từng thôn, bản, buôn làng, gõ cửa từng hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách; giúp bà con có điều kiện hiện thực hóa khát khao thay đổi cuộc đời.

Bác sỹ H’Yên Niê - Trưởng trạm y tế xã Krông Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk trưởng thành từ nguồn vốn NHCSXH. Ảnh: Đức Kiên
Bác sĩ H’Yên Niê - Trưởng trạm y tế xã Krông Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk trưởng thành từ nguồn vốn NHCSXH. Ảnh: Đức Kiên

Nhớ lại năm 2009, khi nhận được giấy báo đỗ đại học y khoa, cô gái trẻ H’Yên Niê - hiện là bác sĩ, Trưởng trạm Y tế xã Krông Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk rất lo lắng vì lúc đó bản thân H’Yên Niê và gia đình rất nghèo, không đủ tiền để đóng học phí. Nhưng vào thời điểm đó, chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã giúp cô gái người dân tộc Êđê này biến ước mơ thành hiện thực.

"Thực sự lúc đó bản thân tôi và cả gia đình chỉ nghĩ về cùng một hướng là phải tìm cách để đi học. Với tôi, được đi học đại học, trở thành bác sĩ là ước mơ lớn, cháy bỏng đã ấp ủ từ lâu. Và thật may mắn, lúc đấy, Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên do NHCSXH thực hiện với mức lãi suất cho vay rất thấp, điều kiện vay thuận lợi… nên tôi có cơ hội thực hiện ước mơ. Sau khi tốt nghiệp và được về công tác tại chính địa phương của mình, tôi thực sự hạnh phúc với những gì mà mình đã được học, rồi áp dụng vào chăm sóc sức khỏe cho người dân" - Bác sĩ H’Yên Niê, Trưởng Trạm Y tế xã Krông Jing trải lòng.

Đến bây giờ, bà Trần Thị Giang ở xóm 2, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn vẫn không quên cảm giác vừa mừng, vừa lo khi cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển đại học của con trai đầu lòng. Nỗi lo của bà Giang được giải tỏa khi đồng vốn chính sách "gõ cửa" gia đình bà.

Bà Trần Thị Giang chia sẻ, "con đỗ đại học tôi vui lắm nhưng cũng thật tủi bởi không biết lấy tiền đâu cho con đi học khi một mình đang phải nuôi 4 đứa con ăn học. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào 2 mẫu ruộng và nghề thuốc nam gia truyền. Thương mẹ, con tôi bảo để cháu bảo lưu kết quả, đi làm thêm phụ giúp mẹ nuôi các em trước, rồi đi học sau nhưng tôi thương con, không nỡ. Biết được hoàn cảnh của gia đình, đại diện cấp ủy, chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể đã đến vận động cho cháu đi học và hỗ trợ mọi thủ tục để tôi được vay vốn chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ NHCSXH…".

Đến những công dân có ích

Bí thư Đảng ủy xã Krong Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk, Y Lốc Niê tâm sự, xã Krông Jin là một xã đặc biệt khó khăn, dân cư đông, hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng việc chăm sóc sức khỏe luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Đặc biệt, nhờ sự vận động tuyên truyền của các y, bác sĩ Trạm Y tế xã, bà con có ý thức chăm lo, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.

"Nhân đây, thay mặt Đảng ủy xã, tôi cảm ơn NHCSXH - bằng cách triển khai các chương trình tín dụng chính sách, Ngân hàng đã giúp cho đồng bào khó khăn có vốn phát triển kinh tế, có kinh phí chi trả cho con em học tập và giúp chúng tôi hoàn thành nhiều mục tiêu trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn nhân văn đã xây dựng nên những công dân có ích và Bác sĩ H’Yên Niê là một trong số đó - đã trưởng thành từ Chương trình cho vay Học sinh, sinh viên!" - Bí thư Y Lốc Niê khẳng định.

Chia sẻ của Bí thư Đảng ủy xã Krong Jing, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk, Y Lốc Niê cũng là tâm sự của Bí thư Đảng ủy xã Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Hoàng Văn Thắng khi nói về nguồn vốn học sinh sinh viên.

Ông Hoàng Văn Thắng cho biết, 4 năm sau ngày nhận vốn hỗ trợ của NHCSXH đi học, con trai bà Giang đã có tấm bằng kỹ sư trong tay; được tuyển vào một Công ty cơ khí với mức lương cao và trở thành trụ cột của gia đình nuôi các em đang theo học đại học và THPT.

"Chúng tôi rất mừng vì ngoài các chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, NHCSXH đã thiết kế những chương trình cho vay rất thiết thực; tạo nhiều cơ hội cho người yếu thế có điều kiện phát triển, khẳng định bản thân. Hơn thế, các chương trình của NHCSXH còn giúp chúng tôi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Huyện ủy đã đề ra" - ông Hoàng Văn Thắng nói.

Trên hành trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, không thiếu những tấm gương vượt lên số phận, khắc phục mọi khó khăn trở ngại. Nhiều người trong số họ đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, người quản lý và cả những tỷ phú… Nhưng đáng quý hơn, khi thành công, quay trở về địa phương họ lại là những người có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và tiếp tục truyền lửa, gieo niềm tin, hy vọng cho những mảnh đời yếu thế!

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.