Tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính

“Gần 6.000 tỷ đồng Bảo hiểm Agribank (ABIC) chi trả cho người vay vốn đã cho thấy vai trò vô cùng to lớn của Bảo hiểm Agribank. Có bảo hiểm, chúng ta bớt nợ xấu, người dân có thêm một lá chắn tài chính khi gặp rủi ro”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn nói trong lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công” do Bảo hiểm Agribank tổ chức tối 31.5.

Chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”đượcBảo hiểm Agribank phối hợp với các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính và Chi nhánh Agribank phát động nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Agribank (26.3.2023).

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn phát biểu tại lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công

Thời điểm đó, thị trường bảo hiểm đối diện với rất nhiều khó khăn. Không chỉ hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng niềm tin từ khách hàng, thị trường bảo hiểm còn chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Truyền thông cũng  thường xuyên thông tin về sai phạm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai qua kênh Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) đã tác động tiêu cực đến hoạt động tư vấn và cấp đơn bảo hiểm.

Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 1.1.2023 cùng việc cơ quan nhà nước chưa ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn cũngảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của thị trường bảo hiểm nói chung và kênh Bancassurance của Agribank nói riêng.

Trước những khó khăn đó, Agribank và Bảo hiểm Agribank đã chung sức, chung lòng, chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất để phát triển hoạt động kinh doanh kênh Bancassurance như: đào tạo đại lý viên; cải tiến quy trình bồi thường; các hội nghị tọa đàm về công tác phát triển sản phẩm dịch vụ giữa lãnh đạo các chi nhánh Agribank và Bảo hiểm Agribank; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới (bảo an tài khoản, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm số).

Bên cạnh đó, Agribank và Bảo hiểm Agribank cùng nỗ lực thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền để các cấp chính quyền và người dân hiểu đúng về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động của kênh Bancassurance.

Việc kiên định phát triển mô hình kênh phân phối cùng các hoạt động thích ứng kịp thời với nền kinh tế mới đã giúp kênh Bancassurance từng bước vượt qua thách thức và đạt những kết quả  tự hào.

Điểm sáng nổi bật của năm 2023 chính là sự kiện Agribank và Bảo hiểm Agribank ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cụ thể hóa chương trình hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại hội nghị

Để triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện, hai bên đã ký Hợp đồng tổng đại lý tập chung thống nhất quy trình hợp tác phát triển kênh Bancassurance từ Trung ương đến Chi nhánh nhằm bảo vệ dòng vốn tín dụng, bảo vệ tệp khách hàng của Agribank; giảm thiểu nợ xấu phát sinh; tăng quyền lợi phúc lợi cho cán bộ Agribank thông qua chương trình thi đua, giải thưởng, tăng nguồn thu cho Agribank. Qua đó phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái ngân hàng - bảo hiểm.

Với tinh thần chung sức đồng hành cùng vượt qua khó khăn thách thức, Bảo hiểm Agribank đã phối hợp với các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính và chi nhánh Agribank phát động chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công".

Để đạt được kết quả cao trong chương trình thi đua, các chi nhánh của Agribank đã phối hợp với Bảo hiểm Agribank nỗ lực triển khai khai thác các sản phẩm bảo hiểm gắn với hoạt động tín dụng, xác định phát triển sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng, hình thành thói quen bán chéo sản phẩm cho cán bộ trong hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Agribank tiếp tục triển khai các chương trình thi đua ngắn hạn, gắn với từng sản phẩm mũi nhọn như: thi đua khai thác sản phẩm bảo hiểm bảo an tài khoản, bảo an tín dụng và bảo an chủ thẻ, chương trình thúc đẩy thi đua Quý III; triển khai các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh Bancassurance.

Bảo hiểm Agribank hiện cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 3 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó riêng sản phẩm Bảo an tín dụng có gần 2 triệu khách hàng tham gia, tương ứng tỷ lệ khách hàng hộ sản xuất và cá nhân tham gia bảo hiểm đạt 59,9%, tỷ lệ dư nợ được bảo hiểm đạt 18,2%.

Năm 2023, hơn 11.000 khách hàng đã được Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền bồi thường tương ứng là 509 tỷ đồng. Lũy kết từ năm 2007-2023 số tiền bồi thường lên đến gần 6.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ tổng kết, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn nhấn mạnh: thời gian qua, hợp tác giữa Agribank và Bảo hiểm Agribank đã phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.

Con số gần 6.000 tỷ đồng Bảo hiểm Agribank chi trả cho người vay vốn đã cho thấy vai trò vô cùng to lớn của Bảo hiểm Agribank. Nếu không có bảo hiểm sẽ có hàng nghìn tỷ đồngrơi vào nợ xấu và nếu chúng ta phải xử lý tài sản của người dân nghèo thì sẽ làm người nông dân khó khăn thêm. Có bảo hiểm, chúng ta bớt đi nợ xấu, người dân có thêm một lá chắn tài chính khi gặp rủi ro. Đây là việc làm hết sức nhân văn” ông Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn cũng cho rằng, dư địa phát triển của Bảo hiểm Agribank còn rất lớn khi mà hiện nay, t lệ khai thác tiềm năng kênh Bancassurance vẫn còn ở mức thấp. Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân được bảo hiểm mớiđạt 18,2%, dư nợ doanh nghiệp được bảo hiểm đạt 18%.

Đáp từ tại hội nghị,Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Văn phòng đại diện cùng sự hỗ trợ, chia sẻ hợp tác của các Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính và các Chi nhánh trong hệ thống Agribank để thúc đẩy kênh Bancassurance tương xứng với tầm vóc và vị thế của Agribank, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Agribank và Bảo hiểm Agribank.

Thời gian tới, Bảo hiểm Agribank cam kết sẽ phát triển theo đúng định hướng chiến lược tập trung tối đa nguồn lực để phát triển kinh doanh, nghiên cứu và phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và ngân hàng, tiếp tục xác lập vị thế mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tại hội nghị, Bảo hiểm Agribank đã trao thưởng, vinh danh cho các tổng đại lý với cơ cấu giải thưởng gồm 10 nhóm giải được chia theo 3 khu vực thi đua.

Đặc biệt, hội nghị đã trao giải toàn diện cho các tổng đại lý: Agribank Sơn La, Thanh Hóa, Tây Ninh là những đơn vị xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đ ra.

Dưới đây là một số hình ảnh trao thưởng tại hội nghị:

Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0
Nhờ Bảo hiểm Agribank, ngân hàng bớt nợ xấu, người dân có thêm lá chắn tài chính -0

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…