TP. Hồ Chí Minh

Nhiều ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn trong quý II.2024

Dự kiến quý II.2024, nhu cầu nhân lực tại TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 77.000 vị trí việc làm. Lĩnh vực kinh tế có nhu cầu nhân lực cao tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu tập trung ở khối dịch vụ và công nghiệp sản xuất.

Cơ hội cho nhiều lao động

Ngày 8.4, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh) cho biết, những tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội thành phố có nhiều điểm sáng, như doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng lẫn nguồn vốn so với cùng kỳ; thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm có sự tăng trưởng cao, 9 ngành kinh tế dịch vụ tăng trưởng khá ổn định. Những ngành gặp khó khăn trong năm 2023 như dệt may - da giày, chế biến gỗ đã bước đầu vượt qua khó khăn và nhiều doanh nghiệp đã tìm được đơn hàng mới. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng, tập trung phần lớn ở lao động qua đào tạo và người lao động có kinh nghiệm làm việc.

Nhiều ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn trong Quý 2.2024 -0
TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 77.000 vị trí việc làm trong quý II.2024. Nguồn: ITN

So sánh quý I.2024 với cùng kỳ năm 2023, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động không có nhiều biến động và vẫn tập trung ở trình độ đã qua đào tạo. Người lao động ngày càng quan tâm đến việc làm linh hoạt và chủ động về thời gian. Nhiều lao động muốn "nhảy việc" để tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn còn nhiều thách thức nên người lao động cần cân nhắc khi chuyển đổi việc làm.

Theo dự báo, quý II.2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng, kế hoạch năm. Thị trường lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề.

Về dự kiến nhu cầu nhân lực quý II, TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 75.470 - 77.168 chỉ tiêu việc làm. Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu cần 12.301 - 12.577 chỗ làm việc (chiếm 16,8% tổng nhu cầu), ở các ngành cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược - cao su.

9 ngành thu hút nhiều lao động

Cũng theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu cần 49.318 - 50.428 vị trí việc làm (chiếm 60,05% tổng nhu cầu). Trong đó, ngành thương mại (chiếm 22,82%); vận tải, kho bãi dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (chiếm 2,76%); du lịch (chiếm 3,24%); bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông (chiếm 3,05%); tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm (chiếm 4,23%); kinh doanh tài sản - bất động sản (chiếm 9,22%); dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ (chiếm 12,5%); giáo dục - đào tạo (chiếm 2,01%); y tế (chiếm 0,22%).

Nhu cầu nhân lực ở lao động qua đào tạo chiếm 86,41% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 24,9%; cao đẳng chiếm 17,63%; trung cấp chiếm 25,18%; sơ cấp chiếm 18,7%. Nhu cầu tuyển dụng ở lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá thấp với 13,59% tổng nhu cầu nhân lực.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh trình độ chuyên môn, người lao động cần chủ động tự trang bị tốt các kỹ năng nghề, kỹ năng mềm nhằm thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường và tìm thêm được nhiều cơ hội phát triển bản thân. Phía doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng lâu dài gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, có chính sách chi trả lương - thưởng cho người lao động rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến các chế độ phúc lợi, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện; không ngừng đổi mới phương thức sản xuất - kinh doanh, mở rộng thị trường trong bối cảnh mới.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).