10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục và đào tạo:

Nhận diện thách thức mới để đề xuất giải pháp phù hợp

So với cách đây 10 năm, Nghị quyết 29-NQ/TW chưa đề cập và phân tích những thách thức của ngành giáo dục trong giai đoạn mới. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong đề xuất kết luận với Bộ Chính trị, cần có giải pháp phù hợp hơn nữa.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Thái Văn Thành:

Chúng tôi mong muốn các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách để tạo động lực cho việc đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ. Xây dựng một số mô hình giáo dục mới như mô hình trường trọng điểm rất cao, tăng cường tuyên truyền theo quy chuẩn quốc tế. Chẳng hạn như tại Nghệ An có trường nội trú, bán trú kiểu mới. Để có điều đó, chúng tôi cũng phải xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù địa phương để Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền ban hành. Điều này sẽ bảo đảm cơ chế, chính sách cho đội ngũ giáo viên.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Thái Văn Thành
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Thái Văn Thành

Bên cạnh đó, cần tập trung hỗ trợ những em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, để các em được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt hơn, thông qua đảm bảo dạy tốt các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục thể thao. Cần tạo môi trường văn hóa để các em vùng khó khăn phát triển tốt về năng lực, phẩm chất để giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa:

Để triển khai, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, trước hết, chúng ta tiếp tục phải làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động và quán triệt tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện này. Thậm chí, các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý phải quán triệt điều này để có sự đồng thuận, trên, dưới đồng lòng và cả xã hội ủng hộ, ngành giáo dục mới có thể giải quyết được bài toán là tổng lực, tập trung trao đổi mới căn bản, toàn diện.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa

Tiếp đó, ngành giáo dục phải hoàn thiện hành lang pháp lý. Chúng ta có Luật Giáo dục sửa đổi. Qua các lần chúng ta đã có Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có Luật Giáo dục nghề nghiệp và có những quy định liên quan tới giáo dục. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án sẽ có Luật Nhà giáo. Luật Nhà giáo sắp tới sẽ giải quyết được câu chuyện liên quan tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý. Dưới hệ thống luật sẽ hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật đáp ứng được đồng bộ với hệ thống luật pháp. Có như vậy, việc triển khai thực hiện trong thực tế xuyên suốt và thống nhất. 

Chúng tôi cũng hy vọng những vấn đề liên quan đến chính sách cho nhà giáo, liên quan tới cơ chế để chúng ta thu hút những người giỏi làm việc trong ngành giáo dục được giải quyết. Nên hiểu, những chính sách không chỉ là vấn đề lương bổng, phụ cấp mà còn là vấn đề môi trường làm việc để cho nhà giáo được tôn vinh, nhà giáo yên tâm với nghề.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hoàng Văn Cường:

Ở lĩnh vực đại học, các trường phải tiếp tục phát huy hơn nữa quyền mà hiện nay Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho phép là quyền tự chủ trong đào tạo chuyên môn, trong học thuật. Như vậy, các trường phải năng động trong chuyện đổi mới chương trình, đổi mới nội dung, đổi mới phương thức đào tạo. Đó là nhu cầu thực tế gắn với những nơi mà sử dụng nguồn nhân lực. Thậm chí, cần phải có thể chế để thể hiện rất rõ trách nhiệm của những cơ quan, các doanh nghiệp, của các tổ chức trong việc tham gia vào quá trình đào tạo này. Bởi lẽ, đào tạo cuối cùng cũng cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị sử dụng. 

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hoàng Văn Cường

Về chính sách của Nhà nước, rất cần phải có thay đổi trong cơ chế đầu tư, chủ đầu tư: đầu tư trong hệ thống cơ sở vật chất thì giảm bớt gánh nặng đóng học phí của người học. Như vậy, tính chất xã hội hóa trong giáo dục không quá nặng. Phải chuyển ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học nói chung của quốc gia này phải tập trung vào các trường đại học nhiều hơn.

Thực tế, trên thế giới này những trường đại học bao giờ cũng gọi là những nơi tập trung nhất tạo ra những đổi mới, sáng tạo. Ngân sách nghiên cứu khoa học quốc gia phải rót vào cho các trường đại học theo phương thức đặt hàng. Mỗi một lĩnh vực, Bộ trưởng sẽ được "đặt hàng" nghiên cứu từng lĩnh vực chuyên sâu. Khi đó các cơ sở nghiên cứu sẽ yên tâm, tập trung nghiên cứu theo một mạch của vấn đề đó. Theo thời gian mới tạo được các sản phẩm trí tuệ mới. Tránh tình trạng hiện nay chúng ta nhìn thấy ngân sách theo hợp đồng đề tài... Nếu thay đổi được phương thức đầu tư về mặt khoa học, tôi nghĩ sẽ nâng cao vai trò của trường đại học, đặc biệt trong việc tạo lập các trí thức mới. Đồng thời, thay đổi được chất lượng đào tạo, chất lượng về học thuật của trường đại học.

Tăng cường thích ứng, vượt qua thách thức

Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là nghị quyết mang tính khoa học, thể hiện tầm nhìn xa rộng và những quyết sách mạnh mẽ của Trung ương Đảng; giữ vai trò quan trọng - mở đường - cho đổi mới giáo dục, thể hiện tầm nhìn cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.

Chúng ta khẳng định ý nghĩa đúng đắn, tầm nhìn của Nghị quyết 29-NQ/TW nhưng đồng thời phải phân tích trong bối cảnh mới, thách thức mới, Giáo dục đang đứng trước nhiều thách thức mà ở thời điểm ban hành Nghị quyết chưa có điều kiện phân tích và đề cập tới nhiều. Trong đó, thách thức mới trong phát triển con người ở thời đại kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, trong thời đại công nghệ số, không gian số, trí tuệ nhân tạo và các yếu tố mới xuất hiện, thực sự con người đang đứng trước thách thức mới để phát triển và có một cuộc sống hạnh phúc.

Những thách thức mới trong phát triển nguồn nhân lực khi những yêu cầu về năng lực mới, kỹ năng mới xuất hiện rất nhiều. Số lượng nghề nghiệp đổi mới nhanh, ranh giới rất mờ, liên ngành và tích hợp nhiều lên và yêu cầu về sự phát triển rất nhiều ngành công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Như vậy, đây cũng là một thách thức mới - thách thức này ở thời điểm ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW chưa đề cập được nhiều.

Khi nền kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh hơn, đời sống cao hơn nhưng đứng trước việc phân hóa giàu - nghèo lớn lên thì nguy cơ mất bình đẳng trong giáo dục có thể sẽ gia tăng - đây cũng là một thách thức lớn.

Đó là thách thức của mô hình trường học mới, mô hình giáo dục mới, phương pháp giáo dục mới, không gian giáo dục mới trong thời đại số. Những vấn đề chúng ta phải ứng xử với hệ giá trị, cả giá trị thực và giá trị ảo. Chúng ta thường nói tới bệnh thành tích nhưng sẽ còn những vấn đề lớn phía trước, vấn đề của giá trị ảo, đối mặt với vấn đề phi truyền thống.

Chúng ta đứng trước thách thức lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Hiện các trường phổ thông tốt ở nước ngoài đã thu hút học sinh của chúng ta. Các trường đại học cũng phải cạnh tranh nguồn lực khoa học với các trường đại học trên quy mô toàn cầu. Chúng ta mải miết với câu chuyện tự chủ đại học, với câu chuyện đầu tư nhưng chúng ta phải ứng phó với thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về giáo dục.

3 vấn đề chính sẽ được đề cập trong kết luận tiếp tục triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW trong thời gian tới là: Nhận thức, thể chế và nguồn lực. Trong đó, sẽ có các đề xuất nhằm tăng cường sự thích ứng, xử lý, vượt qua những thách thức trong thời kỳ sắp tới.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.