Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng

Hàng chục hộ dân sống xung quanh khu tường rào của bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) phải sống chung với mùi hôi thối và dòng nước thải đen ngòm chảy ồ ạt xả thẳng ra hệ thống kênh rạch.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng

Sống chung với ô nhiễm

Từ tuyến đường Hoàng Văn Thái nối dài rẽ vào khu dân cư thuộc tổ 70 (phường Hòa Khánh Nam) khoảng 200 mét đã gặp một con kênh bốc mùi hôi thối vắt ngang giữa tuyến đường dân sinh.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Người dân tổ 70 khổ sở vì dòng nước thải thoát ra từ bãi rác Khánh Sơn

Theo phản ánh của người dân sống quanh đây, những năm gần đây, họ thường xuyên phải chịu cảnh nước thải hôi thối, ô nhiễm thoát ra từ khu  xử lý rác thải nằm ở phía trên. Lần ngược theo dòng nước thải này, càng đi về phía sát khu vực bãi rác thì mùi hôi thối càng nồng nặc. Nhiều đoạn kênh bị tắc ngẽn khiến rác thải, chất cặn bã dồn ứ lại.

Theo quan sát của PV, thực tế hiện trường ngày 1.11, tại khu vực bờ tường của khu xử lý rác thải có nhiều dòng nước từ bên trong xả ra, kết hợp với dòng nước từ khu vực đỉnh của bãi rác đổ về tạo thành dòng chảy thẳng về phía khu dân cư. Nước ở đây màu đen kịt, bốc mùi thối. Sau khi “uốn lượn” qua nhiều khu dân cư thì dòng nước thải này chảy ra kênh Đa Cô (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Dòng kênh đen ngòm, bốc mùi hôi thối chạy vắt ngang khu dân cư gần đấy

Đây cũng là một “điểm nóng” ô nhiễm khi thường xuyên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Mới đây nhất là vào ngày 13.9, mặt nước kênh Đa Cô phủ kín xác cá chết, bốc mùi hôi thối. Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng phải huy động nhân viên, thiết bị đến vớt cá chết, làm vệ sinh môi trường.

Anh Nguyễn Văn Thành (người dân khu vực tổ 70, phường Hòa Khánh Nam) cho biết, thời gian gần đây, nước thải từ bãi rác Khánh Sơn rỉ ra kênh thoát nước gây ô nhiễm khu dân cư nghiêm trọng. Mỗi lần mở cửa nhà là mùi hôi thối bốc lên.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Đi ngược theo tuyến kênh về phía bãi rác càng ô nhiễm nghiêm trọng

Ngoài ra, do dòng kênh lâu ngày không được khơi thông, nạo vét nên nước thải dồn ứ lại tạo thành từng vũng nước tù đọng. Sau khi có phản ánh của người dân địa phương, Ban quản lý bãi rác đã cho người xuống dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng nước. Nhưng mùi hôi thối cũng như dòng nước đen ngòm từ khu bãi rác vẫn liên tục rỉ ra.

Xử lý nghiêm đơn vị vi phạm

Trước tình trạng ô nhiễm tại khu vực xung quanh bãi rác, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố đã giao Sở TN&MT, UBND quận Liên Chiểu, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến sự cố nước rỉ rác chưa qua xử lý tràn ra môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Ngay sát tường rào của bãi rác Khánh Sơn là khu vực đọng chất thải

Trong đó, UBND quận Liên Chiểu phối hợp với Sở TN&MT xem xét, xử lý vi phạm sau khi có kết quả phân tích mẫu nếu vượt quy chuẩn cho phép; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với hành vi xả thải ra môi trường theo đúng quy định.

Tiến hành khơi thông dòng chảy mương thoát nước tự nhiên (tuyến mương Khe Cạn) đoạn từ dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện Đà Nẵng (công suất 650 tấn/ngày) đến cống Sụp (Khe Cạn) thuộc tổ 70, khu Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu.

UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dụng hạ tầng và phát triển đô thị có nhiệm vụ khẩn trương phủ bạt tại hộc rác số 6 đúng theo quy trình vận hành đã được phê duyệt.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Hiện bãi rác Khánh Sơn của Đà Nẵng đã được chôn lấp gần hết, chỉ còn lại hốc số 6 có thể tiếp nhận thêm rác

Đồng thời, phối hợp với đơn vị vận hành kiểm tra, rà soát quy trình vận hành bãi chôn lấp phù hợp với thực tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điểu chỉnh nhằm đảm bảo tách triệt để nước mưa.

Thực hiện nghiêm túc việc vận hành trạm bơm TK1 và các hệ thống xử lý nước rỉ rác theo quy định, quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước rỉ phát sinh và xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

UBND thành phố Đà Nẵng cũng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND quận Liên Chiểu và các cơ quan đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra việc xử lý của các đơn vị tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tại khu vực xung quanh. Trường hợp phát hiện đơn vị nào vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Người dân khốn khổ với nước thải từ khu xử lý rác lớn nhất Đà Nẵng -0
Trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm nguồn xả gây ô nhiễm thì người dân khu vực này vẫn phải sống bên con kênh nặng mùi

Theo tìm hiểu riêng của PV thì các đơn vị liên quan đang kiểm tra, rà soát lại nguồn gây ô nhiễm xả ra môi trường (ngoài nguồn nước rỉ rác đã được xác định). Tại khu vực bãi rác Khánh Sơn hiện có sự “chồng chéo” trong quản lý, vận hành bởi có nhiều đơn vị, cơ quan cùng tham gia.

Đáng nói, tại khu vực này có một nhà máy chuyên xử lý nước rỉ rác với công suất 1750m3/ngày/đêm. Đó là Công ty CP kỹ thuật SEEN, đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà thời gian qua, tình trạng nước rỉ rác lại bị tràn ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của các đơn vị này đến đâu?

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại.