Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân, hoa màu bị ngập nặng

Hai con suối tại xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã bị lấp để thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, dòng chảy bị chặn khiến nhiều khu vực ngập lụt, hoa màu hư hỏng. Đáng lo hơn khi mùa mưa tới, khu dân cư này có thể chìm trong biển nước.

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Con suối bị lấp khi thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây gây ngập nặng

Theo phản ánh của bà Phạm Thị Thới, đại diện các hộ dân tại thôn 4 (xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), mấy tháng qua, người dân nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề do 2 con suối bị đã bị san lấp để phục vụ thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn đường ĐT720, tiếp giáp với các thửa đất mà nhiều hộ dân đang canh tác, sản xuất.

Việc dòng chảy bị chặn khiến nước đổ về không có cống thoát dẫn đến ứ đọng, gây ngập lụt nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa màu, cuộc sống người dân nơi đây đảo lộn. 

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Dòng chảy bị chặn khiến nước từ thượng nguồn con suối đổ dồn về khu dân cư
Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Một khu vực bị ngập lụt nặng

Ngày 23.2.2023, sau khi nhận đơn phản ánh của người dân, Chủ tịch UBND huyện Hàm Tân đã chuyển đơn xuống UBND xã Tân Phúc thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 20.3.2023, UBND xã Tân Phúc có thông báo số 47/TB-UBND về việc trả lời đơn của bà Phạm Thị Thới. 

Thông báo của UBND xã Tân Phúc nêu rõ, ngày 7.3.2023, UBND xã đã mời Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành (đơn vị thi công), Ban Quản lý dự án Thăng Long cùng làm việc với bà Phạm Thị Thới và những hộ dân xung quanh.

Quá trình khảo sát thực địa thì thửa đất của bà Phạm Thị Thới phản ánh cùng các hộ dân xung quanh có 2 con suối, trước đây không xảy ra tình trạng ngập úng, nhưng khi thi công đường dẫn cao tốc, đơn vị thi công đã san lấp, ngăn dòng chảy không làm cống thoát nước dẫn đến mùa mưa sắp tới sẽ ảnh hưởng việc ngập lụt tại vị trí khu này.

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Nước bao phủ đường vào khu dân cư và hàng rào chắn đường dẫn cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Đơn vị thi công và Ban quản lý dự án lấp suối, chặn dòng chảy nhưng không có phương án thoát nước khiến cả khu vực xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng

“Tại buổi làm việc, qua cung cấp bản vẽ thiết kế thi công, Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công cùng địa phương kiểm tra thì không thể hiện cống thoát nước. UBND xã đã đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành mời đơn vị thiết kế cùng địa phương kiểm tra và có phương án cụ thể giải quyết cho người dân. Thời gian hoàn thành trước ngày 20.3.2023”, Thông báo của UBND xã Tân Phúc nêu rõ.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo Đại biểu Nhân dân vào ngày 4.6.2023, khu vực đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trước đây có suối hiện hữu được người dân gọi là Suối Le, nhiều ngày qua, các hộ dân bị ngập nặng nên việc vận chuyển nông sản ở vườn thanh long, mít ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Người dân phải vượt qua khu vực ngập lụt để vào vườn thu hoạch hoa màu
Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Nhiều hộ khác muốn mua thực phẩm thiết yếu cũng phải lội con đường đã bị nước bủa vây

Khi có mưa lớn, nước đổ dồn về khiến cả khu vực bị ngập sâu, có chỗ nước lên cao đến hơn 1,5m nên việc đi lại của người dân tiềm ẩn nguy hiểm. "Biết là nguy hiểm nhưng vì vườn trái cây đang vào mùa thu hoạch nên vẫn phải lội ra, lội vào vận chuyển nông sản ra chợ. Họ thi công quá ẩu, không quan tâm gì đến người dân chúng tôi", ông Nguyễn Văn Hậu (67 tuổi) bức xúc.

Bà Phạm Thị Thới cho biết: “Khi họp dân, thấy thi công sẽ san lấp một phần của con suối, chắn lối thoát nước, chúng tôi đã ý kiến là phải làm cống, nhưng đơn vị thi bỏ qua, vẫn cố tình lấp con suối, chặn lối thoát nước. Hậu quả bây giờ là người dân lãnh đủ, hoa màu, cây trái chết hàng loạt gây thiệt hại vô cùng nặng nề”. 

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Ông Phan Thanh Hải buồn rầu vì vườn thanh long đến mua thu hoạch nhưng lối đi duy nhất đã bị nước bao phủ, không thể vận chuyển ra ngoài

Là gia đình nằm sâu trong khu vực bị ngập nước, cụ Phan Thanh Hải than thở: “Nhà tôi bị cô lập hoàn toàn nên muốn mang gạo, thực phẩm chỉ còn cách lội qua khu vực ngập nước. Lo hơn, khi vườn thanh long vào vụ thu hoạch không có đường vận chuyển thì phải bỏ đi”.

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân, hoa màu bị ngập nặng -4
Đoạn đường dẫn vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang thi công

Việc Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành (đơn vị thi công) và Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện dự án lớn như tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhưng không quan tâm, khắc phục việc lấp suối, chặn dòng chảy gây ngập lụt nặng, làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân khiến dư luận "băn khoăn" về trách nhiệm, cũng như chất lượng của dự án này.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin quá trình xử lý việc thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây lấp suối, chặn dòng chảy khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).