Kiến nghị xử lý quyết liệt, đúng pháp luật

Năm 2023, đối diện nhiều khó khăn, thách thức, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã hoàn thành khá toàn diện các mặt công tác, đạt được nhiều kết quả quan trọng; tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất có tính chất phức tạp, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý quyết liệt, đúng pháp luật và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo thẩm quyền nhiều vụ việc.

Khẳng định rõ nét vai trò ngành thanh tra

Năm 2023, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; đấu thầu, mua sắm tài sản công; tài chính, ngân hàng; tín dụng, cho vay bất động sản, trái phiếu, chứng khoán... Đồng thời, đẩy mạnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra để xử lý kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

Báo cáo Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2024 của ngành thanh tra cho thấy, mặc dù cả năm, tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn đạt được kết quả rất tích cực. Qua đó, phát hiện vi phạm về kinh tế 257.703 tỷ đồng, 616ha đất. Trong đó, kiến nghị thu hồi 188.607 tỷ đồng và 166ha đất; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 6.452 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 7.524 tập thể và 7.944 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 497 vụ, 490 đối tượng.

Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trao Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ năm 2023 cho 16 tập thể xuất sắc
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trao Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ năm 2023 cho 16 tập thể xuất sắc

Báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội nghị tổng kết công tác năm, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành thanh tra cho thấy, năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cắt giảm 7 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 33 thủ tục hành chính nội bộ, đơn giản hóa 126 điều kiện sản xuất, kinh doanh; rà soát sửa đổi, bổ sung 21 thông tư, 6 nghị định chuyên ngành theo hướng đơn giản hóa điều kiện sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Việc đôn đốc, xử lý sau thanh tra cũng được tập trung triển khai hiệu quả. Toàn ngành đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 8.691 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra; các cơ quan chức năng đã thu hồi 2.350 tỷ đồng, 32.523ha đất; xử lý hành chính 7.972 tổ chức, 9.735 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 152 vụ, 201 đối tượng; khởi tố 18 vụ, 30 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 332 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành thanh tra tổ chức mới đây, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh: trong năm qua, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã tích cực triển khai Luật Thanh tra năm 2022, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng, triển khai công tác thanh tra, đạt nhiều kết quả tích cực; hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủthủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp giao. Qua hoạt động thanh tra đã góp phần quan trọng trong phòng ngừa và phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Xác định 2024 là năm “nước rút” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026, với dự báo tình hình tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị ngành Thanh tra cần tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng; cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; đấu thầu, mua sắm tài sản công; tài chính, ngân hàng; tín dụng, cho vay bất động sản, trái phiếu, chứng khoán …

Đặc biệt, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, bảo đảm chặt chẽ, khách quan, đúng pháp luật, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, trách nhiệm, bản lĩnh trong tổ chức và hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, không để phát sinh điểm "nóng" về khiếu nại, tố cáo; nhất là tại các địa phương có khiếu kiện liên quan đến đất nông - lâm trường quốc doanh.

Mặt khác, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và Kế hoạch thực thi công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. Tăng cường triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì khẩn trương chuyển ngay sang cơ quan điều tra xử lý (không chờ ban hành kết luận thanh tra).

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.