Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên: "Trạm là nhà, rừng là quê hương"

Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên Nguyễn Thanh Long chia sẻ, để bảo vệ thành công diện tích rừng rộng lớn, không để xảy ra vi phạm lớn, góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên độc đáo của Vườn quốc gia, cùng sự nỗ lực cống hiến, lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên luôn coi “trạm là nhà, rừng là quê hương”.

Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên:
Kiểm lâm VQG Cát Tiên tuần tra ở Bàu Sấu. Ảnh: VQG Cát Tiên

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên vừa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) công nhận đạt danh hiệu Danh lục xanh, đánh dấu bước ngoặt cho công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, công tác phối hợp thế nào, khó khăn, vất vả của lực lượng kiểm lâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?

Chia sẻ những vấn đề này, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long cho biết, Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đang được giao quản lý, bảo vệ hơn 82.000ha rừng, trong đó có 106 tiểu khu, 688 khoảnh, 25.400 lô. Để quản lý bảo vệ rừng tốt như hiện nay, ngoài công sức, sự nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ kiểm lâm của VQG, có sự đóng góp rất lớn của cấp ủy, chính quyền, bà con Nhân dân vùng đệm.

Thời gian qua, VQG Cát Tiên đã ký quy chế phối hợp với các đơn vị của rừng giáp ranh. Cụ thể, ký 6 quy chế phối hợp với 6 hạt kiểm lâm giáp ranh với VQG. Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp với các ngành chức năng như công an, toà án, viện kiểm sát, các huyện. Các Trạm kiểm lâm đã ký 22 quy chế phối hợp lực lượng công an, ban chỉ huy quân sự các xã giáp ranh với VQG.

Việc tăng cường ký kết các quy chế để trong quá trình phối hợp có sự đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tập trung mạnh vào công tác tuyên truyền để người dân chấp hành quy định pháp luật về lâm nghiệp nói riêng và quy định pháp luật nói chung.

Trạm là nhà, rừng là quê hương -0
Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoa Lê

Bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ và kiểm lâm viên, sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền, bà con Nhân dân cũng đã chung tay góp sức vào công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, với chương trình khoán bảo vệ rừng, VQG Cát Tiên đã khoán cho 1.200 hộ xung quanh vùng đệm. Các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức liên quan đến bảo vệ rừng và nhận khoán bảo vệ rừng.

Người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng ngày càng chủ động, tích cực trong công tác nhận khoán và tuần tra bảo vệ rừng; hiệu quả bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao. Đây là lực lượng nòng cốt để tham gia bảo vệ rừng, cũng như tố giác các đối tượng vi phạm trên địa bàn.

Nhờ những hoạt động này, năm 2023, Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động bảo vệ rừng; bảo vệ thành công diện tích rừng rộng lớn, không xảy ra vi phạm lớn; góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên độc đáo của VQG.

Trạm là nhà, rừng là quê hương -0
Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long chia sẻ với PV về sự đa dạng của hệ sinh thái VQG Cát Tiên

Về những khó khăn, vất vả của lực lượng kiểm lâm trong quá trình bảo vệ rừng, không để xảy ra vi phạm lớn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên Nguyễn Thanh Long chia sẻ, đối với lực lượng kiểm lâm nói chung đã vất vả, thì lực lượng kiểm lâm ở trong các Ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ càng vất vả hơn. Trong đó, với diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ lớn, lực lượng kiểm lâm ở VQG Cát Tiên phải thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng.

Để chủ động, Hạt Kiểm lâm đã xây dựng, triển khai các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Các trạm kiểm lâm được giao nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên, thay đổi giờ giấc và phương thức tuần tra để bảo đảm hiệu quả. Nhờ vậy, các hành vi vi phạm như săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ trái phép, phá rừng... được ngăn chặn kịp thời.

Trung bình, kiểm lâm viên của VQG Cát Tiên được nghỉ 8 ngày, 22 ngày còn lại phải tuần tra bảo vệ rừng. Coi “trạm là nhà, rừng là quê hương”, bên cạnh thời gian chăm lo cho gia đình hạn hẹp, các đợt tuần tra rừng cũng thường xuyên đối mặt với vất vả, nguy hiểm như nguy hiểm từ động vật, từ các đối tượng vi phạm sử dụng súng để săn bắn động vật rừng. Chưa kể, các vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, thực tế cơ chế chính sách hiện nay chưa có nhiều chế độ đãi ngộ cho lực lượng kiểm lâm.

Trạm là nhà, rừng là quê hương -0
Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên. Ảnh: Hoa Lê

Theo Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên Nguyễn Thanh Long, thời gian qua, bên cạnh việc tổ chức nhiều khóa đào tạo và tập huấn, VQG Cát Tiên cũng chú trọng nâng cao năng lực thực thi pháp luật của lực lượng kiểm lâm VQG nhằm trang bị cho các cán bộ, kiểm lâm viên với kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng một cách hiệu quả. Việc tuyên truyền và quán triệt ý thức chấp hành pháp luật và quy định của ngành cũng được thực hiện đều đặn, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ và kiểm lâm viên.

Năm 2023, có 77 vụ vi phạm được lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên phát hiện và lập hồ sơ xử lý. Đáng chú ý, hầu hết các vụ vi phạm được phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu, khi các đối tượng mang theo công cụ và dụng cụ vào rừng, vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, VQG Cát Tiên cũng triển khai nhiều hoạt động để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ và kiểm lâm viên như: phát động phong trào hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho cán bộ, kiểm lâm viên có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng kịp thời khi tuần tra bảo vệ rừng ngăn chặn được các đối tượng vi phạm, tháo gỡ bẫy, bắt được súng…

Điển hình, tháng 3.2023, trong quá trình tuần tra lực lượng kiểm lâm ở khu vực trung tâm vườn đã phát hiện nhóm đối tượng gồm 7 người dùng súng để đi săn bắn động vật rừng. Mưu trí, dũng cảm để ngăn chặn, tuy nhiên các đối tượng đã chống trả và gây thương tích cho 3 đồng chí kiểm lâm. Cùng với quy chế động viên, khen thưởng của VQG, trong chuyến thăm VQG Cát Tiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã trao tặng bằng khen 10 cán bộ, chiến sĩ kiểm lâm của vườn.

Ngoài ra, vào dịp lễ, tết, các ngày quan trọng trong năm, VQG Cát Tiên cũng có chế độ tiền thưởng nhằm động viên kịp thời các lực lượng thực hiện nhiệm vụ, an tâm công tác, tâm huyết với nghề.

Xã hội

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng
Đời sống

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng

"Tiếp tục củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của Nhân dân đối với công tác tín dụng chính sách... góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới!" - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mộc Châu, Sơn La PHẠM VIỆT HẢI chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Xã hội

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của từng gia đình, từng cá nhân trong xã hội. Tại tỉnh Trà Vinh, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trong những vụ việc ghi nhận, các đối tượng lợi dụng mối quan hệ, sự nhẹ dạ của bị hại, dùng tiền, tài sản có giá trị để dụ dỗ nạn nhân rồi thực hiện hành vi phạm tội.

 Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em
Xã hội

Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em

Trẻ em là tương lai của xã hội, cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương và xâm hại nhất. Trước những nguy cơ và hiểm họa đến sự an toàn, sức khỏe và tâm hồn của trẻ, cần có sự đồng lòng, hợp sức trong việc phòng chống xâm hại trẻ em. Cần nâng cao nhận thức, tạo ra môi trường an toàn và tin cậy cho trẻ em, đồng thời trang bị cho bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết để nhận biết và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ xâm hại.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...