Khu dịch vụ tổng hợp quy mô lớn xây dựng không phép ở Hà Tĩnh

Một khu dịch vụ vui chơi, ăn uống rộng hàng nghìn mét vuông chưa có các thủ tục, giấy phép nhưng vẫn tồn tại và ngang nhiên hoạt động suốt thời gian dài ở Hà Tĩnh.

Mới đây, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân nhận được thông tin từ nhiều người dân phản ánh “Khu dịch vụ cà phê sân vườn, khu vui chơi trẻ em, lẩu nướng không khói” số 150 đường mòn Hồ Chí Minh, thuộc khối 19 thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) dù chưa có các thủ tục, giấy phép xây dựng nhưng đưa vào hoạt động. Điều khó hiểu là khu dịch vụ này xây dựng “chui” và hoạt động suốt thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn không kiểm tra, chấn chỉnh.

Khu dịch vụ tổng hợp “khủng” xây dựng chui ở Hà Tĩnh -0
Khu dịch vụ cà phê sân vườn, khu vui chơi trẻ em, khu vực ăn uống dù chưa đầy đủ các thủ tục, giấy phép theo quy định nhưng không bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

“Khu dịch vụ này gồm có cà phê, ăn uống và khu vui chơi trẻ em. Khu vui chơi trẻ em họ thu vé mỗi người là 30.000 đồng. Khu dịch vụ này hoạt động được khoảng 2 năm nay rồi”, một người dân thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê) cho biết.

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, khu dịch vụ vui chơi tổng hợp này rộng hàng nghìn mét vuông. Hầu hết diện tích đã được xây dựng và chia thành các khu vực kinh doanh khác nhau như cà phê, ăn uống, khu vui chơi trẻ em, khu vực hồ cá cảnh. Trong đó đáng chủ ý là dãy nhà 2 tầng rộng hàng trăm mét vuông được xây dựng kiên cố để làm khu vực cho người dân uống cà phê.

Nhiều người dân thị trấn Hương Khê đánh giá khu dịch vụ vui chơi tổng hợp này thuộc dạng lớn nhất nhì tại địa phương này. Thế nhưng, điều kỳ lạ là khu dịch vụ này chưa hề có bất kỳ thủ tục, giấy phép nào.

Khu dịch vụ tổng hợp “khủng” xây dựng chui ở Hà Tĩnh -0
Hạng mục nhà 2 tầng sử dụng để kinh doanh cà phê.

Ông Nguyễn Kim Tình, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Hương Khê (giai đoạn 2020-2022 là Chủ tịch UBND thị trấn Hương Khê) cho biết, chủ cơ sở dịch vụ tổng hợp nêu trên là của bà Trương Thị Giang (trú tại thị trấn Hương Khê). Vị lãnh đạo này thừa nhận khu dịch vụ tổng hợp của bà Giang được xây dựng từ năm 2019 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2021 nhưng đến nay chưa đầy đủ các thủ tục, giấy phép. Khu dịch vụ tổng hợp này rộng gần 2.500m2, trong đó chỉ có 450m2 đất ở, còn lại hơn 2.000m2 là đất trồng cây lâu năm.

“Khu đất này là của vợ chồng bà Giang và ông Huân. Hiện diện tích xây dựng chiếm khoảng 3/4 trên tổng số diện tích khu đất. Có nhiều hạng mục công trình xây dựng trên đất trồng cây lâu năm. Theo quy định phải có giấy phép xây dựng, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất thương mại dịch vụ”, ông Nguyễn Kim Tình cho biết.

Theo vị này, khu dịch vụ tổng hợp này được xây dựng và hoạt động thời gian dài nhưng chưa kiểm tra xử lý vì địa phương còn nhiều việc!.

Khu dịch vụ tổng hợp “khủng” xây dựng chui ở Hà Tĩnh -0
Khu vui chơi trẻ em được thu phí 30.000 đồng/em.
Khu dịch vụ tổng hợp “khủng” xây dựng chui ở Hà Tĩnh -0
Khu vực ăn uống.

“Thời điểm ấy do dịch Covid-19, rồi thời điểm di dời chợ nên anh em tập trung vào đó. Hơn nữa trong thời điểm ấy do thay đổi cán bộ quản lý liên tục nên chưa kiểm tra, lập biên bản được. Cái này giờ để cấp phép xây dựng rất khó vì họ đã xây dựng trước rồi”, ông Tình phân trần thêm.

Lãnh đạo Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Hương Khê cho biết, tất cả các công trình trên địa bàn thị trấn khi thực hiện phải xin giấy phép xây dựng. Đến thời điểm hiện tại theo báo cáo của địa phương thì khu dịch vụ tổng hợp của gia đình bà Trương Thị Giang là chưa có giấy phép xây dựng và các thủ tục theo quy định.

 *Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.