Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Hướng tới trở thành một phần của hệ thống an sinh xã hội

Ban hành Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống chính sách, nguồn lực của tổ chức Công đoàn chăm lo phúc lợi được xây dựng, phát triển toàn diện, bao phủ 100% đoàn viên (ĐV), đáp ứng phần lớn các nhu cầu cơ bản của ĐV, người lao động (NLĐ); trở thành một phần của hệ thống an sinh xã hội…

Nhiều mô hình chăm lo thiết thực

Qua 95 năm hình thành và phát triển, công tác chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ của tổ chức Công đoàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; thể hiện ngày càng sâu sắc vai trò của tổ chức Công đoàn trong chăm lo phúc lợi. Nhiều mô hình chăm lo thiết thực, hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn như: “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Mái ấm Công đoàn”, “Chuyến xe Công đoàn”, “Chuyến tàu Công đoàn”, “Tấm vé nghĩa tình”, các hoạt động hỗ trợ, thăm, tặng quà ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khi doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng... Qua đó, góp phần tích cực tham gia phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của ĐV, NLĐ.

Hướng tới trở thành một phần của hệ thống an sinh xã hội -0
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà người lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Tuy nhiên, công tác chăm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến chăm lo phúc lợi có thời điểm chưa thực sự chủ động, hiệu quả; số lượng ĐV, NLĐ được chăm lo phúc lợi chưa đạt như kế hoạch. Các hoạt động tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối thoại, thương lượng tập thể, các thỏa thuận hợp tác chưa mang lại nhiều phúc lợi thiết thực. Phúc lợi từ cơ sở vật chất của tổ chức Công đoàn ít về số lượng, chưa phong phú về hình thức, ưu đãi; công tác kiểm tra, giám sát về chăm lo phúc lợi chưa thường xuyên, còn ít về số lượng…

Tập trung nguồn lực xây dựng nhà ở cho công nhân thuê

Dự báo thời gian tới, số lượng công nhân, lao động tăng nhanh. Hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng, chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước làm thay đổi môi trường, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, trong đó có công tác chăm lo phúc lợi. Chính vì vậy, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ trong tình hình mới”.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng hệ thống chính sách, tập trung nguồn lực của tổ chức Công đoàn chăm lo phúc lợi theo hướng đồng bộ, ổn định, dài hạn. Huy động nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV, NLĐ, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh. Tạo sự gắn kết chặt chẽ, bền vững giữa ĐV, NLĐ với tổ chức Công đoàn, thu hút đông đảo NLĐ gia nhập Công đoàn Việt Nam, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện.

Cùng với đó, Tổng Liên đoàn đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, như: 100% ĐV được thông tin đầy đủ về các chính sách, chương trình chăm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn; 100% ĐV được thăm, động viên, tặng quà khi gặp hoàn cảnh khó khăn, được thụ hưởng chính sách, chương trình chăm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn hoặc Công đoàn phối hợp tổ chức. 100% Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trên 50% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn” với hình thức phù hợp. Phấn đấu dành ít nhất 60% tổng chi từ nguồn tài chính công đoàn chi cho hoạt động chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ…

Tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống chính sách, nguồn lực của tổ chức Công đoàn chăm lo phúc lợi được xây dựng, phát triển toàn diện, bao phủ 100% ĐV, đáp ứng phần lớn các nhu cầu cơ bản của ĐV, NLĐ. Trở thành một phần của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng con người Việt Nam toàn diện theo định hướng, mục tiêu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Để thực hiện mục tiêu, tầm nhìn đề ra, Tổng Liên đoàn đề xuất các cấp công đoàn chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ. Bố trí nguồn lực đủ mạnh bảo đảm thực hiện hiệu quả chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ như: tập trung nguồn lực tài chính, nhất là nguồn tài chính công đoàn tích lũy để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà khách… của Công đoàn; thực hiện các chính sách chăm lo phúc lợi dài hạn...

Xây dựng, triển khai các chính sách ổn định, dài hạn chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ như: chính sách hỗ trợ ĐV về nhà ở (hỗ trợ xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ thuê nhà tại các thiết chế công đoàn, nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn đầu tư xây dựng); chính sách hỗ trợ ĐV, NLĐ khi gặp khó khăn; bị giảm thời giờ làm việc, mất việc làm…

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động chăm lo phúc lợi như: “Tết Sum vầy”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Chuyến xe Công đoàn”... Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động dành nguồn lực để chăm lo cho ĐV, NLĐ còn khó khăn, các đối tượng lao động yếu thế, lao động trong ngành nghề công việc đặc thù như: lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nữ mang thai, có con dưới 6 tuổi, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; quan tâm chăm lo cho cha, mẹ, vợ, chồng, con ĐV, NLĐ…. Thí điểm, nhân rộng các mô hình chăm lo hiệu quả, thiết thực như: “Bữa cơm Công đoàn”, “Ki ốt Công đoàn”, “Điểm bán hàng Công đoàn”, “Điểm khám bệnh Công đoàn”, “Tủ sách pháp luật khu nhà trọ”, “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân”, “Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân ĐV”... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ…

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.