Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã Hổ Đông Dương

Tổ chức Động vật Châu Á giới thiệu và chia sẻ tập hợp chuyên môn “Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương”. Tài liệu được biên soạn bởi các chuyên gia thú y và chăm sóc hành vi trong lĩnh vực động vật hoang dã, là một nguồn tài liệu giá trị nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ hổ Đông Dương - loài vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.

Hổ Đông Dương (tên khoa học Panthera tigris corbetti) thuộc danh mục loài nguy cấp trong sách đỏ của IUCN, sống chủ yếu trong môi trường hoang dã ở bán đảo Đông Dương, nhưng hiện chỉ còn khoảng 250 cá thể tại Myanmar và Thái Lan. Kể từ năm 1998, Hổ Đông Dương không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam, nhưng theo ước tính của một số chuyên gia bảo tồn vẫn còn hơn 300 cá thể hổ trong nuôi nhốt phần lớn nuôi trái với các quy định hiện hành. Nạn săn bắt, buôn bán trái phép cùng với việc suy giảm môi trường sống là những nguyên nhân chính đẩy loài hổ này đến bờ vực tuyệt chủng. Vì vậy, công tác cứu hộ, bảo vệ và bảo tồn hổ Đông Dương đã và đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tập hợp "Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương" là một phần trong nỗ lực đó.

Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương -0
Tóm tắt cứu hộ hổ Đông Dương.

Tập hợp chuyên môn được thể hiện song ngữ Anh - Việt, gồm hơn 200 trang thông tin hữu ích, do các bác sỹ thú y của Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, có tham khảo thông tin của Trung tâm sức khỏe hổ hoang dã (Wild Tiger Health Centre). Thông tin đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy được kiểm tra bởi các chuyên gia thú y về động vật hoang dã. Với kinh nghiệm tiếp cận chăm sóc thú y cho nhiều động vật hoang dã lớn như voi, hổ ở các trung tâm cứu hộ và lịch sử cứu hộ, chăm sóc gấu 25 năm, Tổ chức Động vật Châu Á mong muốn tập trung vào việc cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật chuẩn thú y về quy trình cứu hộ hổ Đông Dương trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài tự nhiên, cách tiếp cận và xử lý an toàn khi làm việc với hổ, nhằm đảm bảo an toàn cho cả con người và động vật.

Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương -0
Sách hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã.

Tập hợp thông tin được chia thành các phần chính bao gồm:

Yêu cầu cơ bản cần phải chuẩn bị trước khi cứu hộ động vật hoang dã: thông tin về các thiết bị và công cụ cần thiết cho việc cứu hộ, một số yêu cầu về thú y.

Giới thiệu phương pháp an toàn và hiệu quả để tiếp cận, đánh giá và xử lý các tình huống cứu hộ động vật hoang dã: Quy trình cứu hộ hổ Đông Dương, các bước cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả người cứu hộ và động vật.

Những vấn đề cần lưu ý đặc biệt trong quá trình cứu hộ hổ

Bộ công cụ danh mục thiết bị dành cho cứu hộ hổ.

Không chỉ giới thiệu về việc cứu hộ hổ Đông Dương, mà tập hợp này còn chia sẻ cụ thể các bước tiến hành và tiếp cận động vật hoang dã cho mục đích cứu hộ, cụ thể ở đây là loài hổ Đông Dương. Tài liệu chuyên môn này luôn nhấn mạnh: “Sự an toàn của nhân viên cứu hộ cũng như động vật phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Những nhân viên chưa qua đào tạo, không có kinh nghiệm không bao giờ được ở một mình với loài động vật này”.

Với mục tiêu chính là chấm dứt sự đối xử tàn bạo và thể hiện sự tôn trọng với tất cả các loài động vật, Tổ chức Động vật Châu Á đã làm việc chặt chẽ tại nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam. Tại Việt Nam, Tổ chức đã thực hiện nhiều công việc quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi các loài động vật hoang dã thông qua sự hợp tác với các cơ quan chính phủ, tổ chức địa phương và cộng đồng.

Tổ chức cũng đã lên kế hoạch gửi tặng ấn bản này tới tất cả các cơ quan chịu trách nhiệm cứu hộ và vận chuyển các loài động vật hoang dã, đặc biệt là trong những nơi có sự hiện diện của hổ, bao gồm các vườn quốc gia, chi cục kiểm lâm các tỉnh, các khu bảo tồn thiên nhiên và các tổ chức có liên quan khác.

Tổ chức Động vật Châu Á hy vọng tập Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương sẽ là một tài liệu hữu ích và cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực cứu hộ và quản lý động vật hoang dã, giúp nâng cao nhận thức và kiến thức của mọi người về quá trình cứu hộ động vật hoang dã, đặc biệt là hổ Đông Dương, đồng thời giúp cải thiện việc chăm sóc và bảo tồn loài này trong tương lai.

Xã hội

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh
Xã hội

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam Đỗ Hồng Vân thăm nữ công nhân tại dây chuyền sản xuất của Công ty May 10
Xã hội

Nỗ lực tròn vẹn “hai vai”

Thông qua phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động đã có nhiều tấm gương nữ đoàn viên công đoàn điển hình trong thời đại mới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy, động viên nữ đoàn viên tích cực lao động, cống hiến, góp phần xây dựng các đơn vị, doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.