Hà Tĩnh: Chính quyền làm việc thiếu trách nhiệm, dự án gần 11 tỷ đồng bế tắc phơi sương gió

Mặc dù giải phóng mặt bằng chưa xong nhưng đã cho doanh nghiệp đưa máy móc ồ ạt vào thi công khiến người dân bị ảnh hưởng phản ứng dẫn đến dự án gần 11 tỷ đồng bị rơi vào bế tắc.

Theo tìm hiểu của PV Báo Đại biểu Nhân dân, dự án đường giao thông liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn đi qua hai xã Ngọc Sơn và Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 1,1km do UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng do địa phương hưởng lợi tự tổ chức thực hiện.

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Hạng mục cầu đi vào phần đất của gia đình bà Lý nhưng chưa được sự đồng ý hiến đất khiến dự án rơi vào bế tắc suốt hơn 1 năm.

Trên địa bàn xã Ngọc Sơn, dự án triển khai ảnh hưởng tới 8 hộ dân thuộc hai thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn). Dự án này không có phần kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Công trình do Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Tân Bình - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 468 thi công. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 24.8.2021 và sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 6.2022. Tuy nhiên, công trình đang phải tạm dừng thi công hơn năm nay do vướng mặt bằng.

Có mặt tại xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà), chúng tôi ghi nhận tại vị trí giáp ranh giữa thôn Nam Sơn và Ngọc Hà (xã Ngọc Sơn) thuộc Dự án đường liên xã Ngọc Sơn - Lưu Vĩnh Sơn, dù hạng mục mố cầu cơ bản hoàn thành, nhưng chưa bắc dầm cầu và bỏ hoang dang dở, khiến tuyến đường bị cụt ngủn. Các ô tô khi đến đây đều phải quay đầu trở lại; còn người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy có thể qua lại bằng đoạn đường đất nhỏ phía dưới nách mố cầu. Khu vực chân mố cầu cỏ dại mọc um tùm, nhếch nhác, sắt thép không được che đậy; cách mố cầu khoảng 20m, nhiều dầm bê tông lớn cùng sắt thép ngổn ngang phơi dưới nắng mưa, có dấu hiệu hoen rỉ…

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Dự án bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân.

Ông Phạm Ngọc Hà, trưởng thôn Nam Sơn cho biết, nguyên nhân khiến dự án dang dở là do trong quá trình thi công, mố và lề cầu dịch vào đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình bà Phan Thị Lý. Phía gia đình yêu cầu phải đền bù đất theo giá cả thị trường hoặc cấp một khu vực đất khác tương ứng. Tuy nhiên, quá trình làm việc giữa chính quyền và gia đình bà Lý không có kết quả.

Bà Phan Thị Lý (56 tuổi, ở thôn Nam Sơn) cho biết, gia đình có 1.385m2 đất đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ. Khoảng tháng 9.2021, đơn vị thi công bất ngờ đưa máy móc đến đây tự ý đào xới đất, cây trồng ăn quả lâu năm để làm cầu nhưng chưa được sự đồng ý của gia đình.

“Dự án tự ý thi công lấn vào đất của gia đình tôi hàng trăm mét vuông. Lúc họ về đổ bê tông mố cầu, gia đình đã yêu cầu tạm dừng để giải quyết nhưng không được nên gia đình phải nghỉ mọi công việc hàng ngày để ở nhà túc trực, phản đối không cho họ thi công vào phần đất của mình. Khoảng từ tháng 12.2021 đến nay, đã ngừng hẳn việc thi công cầu và bỏ hoang dang dở”, bà Lý nói.

Theo bà Lý, nguyện vọng của gia đình là đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng. Trong đó, nếu vẫn tiếp tục thi công cầu để hoàn thiện tuyến đường cho dân đi lại thuận tiện thì phải đổi miếng đất khác tương ứng cho gia đình hoặc trả tiền từng mét vuông đất theo giá cả thị trường. Nếu không đồng ý thì đề nghị dịch chuyển cầu ra phía ngoài đường để trả đất về nguyên trạng ban đầu cho gia đình.

Dự án nhiều tỷ đồng bế tắc vì thì công kiểu “ăn cơm trước kẻng” -0
Dầm cầu nằm phơi nắng phơi sương vì dự án chưa thể tiếp tục triển khai.

Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà, cho biết, theo tiến độ dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022 nhưng do vướng đất của hộ gia đình bà Lý ở thôn Nam Sơn. Dự án do huyện làm chủ đầu tư nhưng đã giao trách nhiệm cho 2 xã Lưu Vĩnh Sơn và Ngọc Sơn giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

“Phần thuộc địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn đã bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công, nên quá trình thi công không có vướng mắc gì. Còn phía xã Ngọc Sơn, hiện còn hộ bà Phan Thị Lý, có đất bị dự án đi qua vẫn chưa đồng ý. Việc này, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm vận động, bởi vì trước khi thực hiện dự án này, xã đã cam kết tự vận động giải phóng mặt bằng”, lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà nói.

Liên quan đến vấn đề khi người dân chưa đồng thuận hiến đất nhưng đã cho doanh nghiệp thi công, phía Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà thừa nhận, đây là lỗi của địa phương khi làm hồ sơ không kỹ càng. Chính quyền làm việc chưa bài bản.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…