Hà Nội: Xử phạt hành chính 10 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã thực hiện 802 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội. Kết quả sau thanh tra, kiểm tra số tiền các đơn vị đã nộp để khắc phục nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 67,8 tỷ đồng (đạt 79,6%).

Qua công tác thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra liên ngành đã phát hiện, xử phạt và kiến nghị UBND TP. Hà Nội xử phạt hành chính hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền đối với 10 đơn vị đóng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người hưởng trên địa bàn bảo đảm an toàn, chính xác, đến người hưởng trước ngày 10 của tháng.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho 593.522 người, với số tiền 14.152 tỷ đồng; bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hơn 4,1 triệu lượt khám chữa bệnh, bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Xử phạt hành chính 10 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội -0
Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội đã chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho 593.522 người, với số tiền 14.152 tỷ đồng. Nguồn: ITN

Về công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, Bảo hiểm xã hội thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi với 114.748 trường hợp; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 905 trường hợp.

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 57.074 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, đến nay đã có hơn 7,3 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đã được đồng bộ có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám chữa bệnh; phối hợp với ngành y tế về cấp giấy chứng nhận khám sức khỏe theo Đề án 06 cho 225.529 trường hợp.

Tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố, đạt hơn 2 triệu người; tăng 87.106 người so với cùng kỳ năm 2023; đạt 88,89% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.

Hơn 84.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trên 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 231.313 người so với cùng kỳ năm 2023; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,3% dân số.

Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng
Xã hội

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng

Làng Từ Vân từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống làm nghề thêu cờ ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Thế nhưng, trước bối cảnh nghề truyền thống bị mai một, không còn kiếm đủ thu nhập cho gia đình nên số lượng người bám trụ được với nghề khá hiếm hoi.