Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm

Khoảng 5 năm trở lại đây, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do dòng nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối chảy ra từ khu trang trại chăn nuôi tập trung nằm sát khu dân cư khiến người dân rất bức xúc.

Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm

Phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân, cử tri sinh sống gần trang trại nuôi lợn thuộc xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn) cho biết, thời gian qua, ngòi chứa nước phục vụ tưới tiêu, trồng trọt của người dân chuyển màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc phát tán ra môi trường khiến hàng chục hộ dân “mất ăn, mất ngủ”. Tình trạng ô nhiễm này diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe người dân nơi đây.

Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm -0
Trang trại nuôi lợn tại thôn Xuân Đoài (xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Trong lá đơn kêu cứu, một người dân sinh sống gần trang trại nuôi lợn này cho biết, gần chục năm qua, người dân phải sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng xuất phát từ trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Công Hoàng tại thôn Xuân Đoài.

Hàng ngày, người dân nơi đây phải hít thở mùi hôi thối nồng nặc xuất phát từ trang trại chăn nuôi này, hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho bà con đã chuyển sang màu đen kịt từ nhiều năm nay. Nhiều người dân sinh sống gần trại lợn đã bị mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm -0
Cận cảnh dòng nước thải đen đặc xả ra ngòi chứa nước từ trang trại nuôi lợn thôn Xuân Đoài.
Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm -0
Khu vực xử lý nước thải từ trang trại.
Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm -0
Bể chứa chất thải đen kít nằm trong trang trại nuôi lợn này.

Người dân địa phương cũng đã nhiều lần có đơn kêu cứu tới chính quyền địa phương nhưng tới nay tình trạng này vẫn chưa thể khắc phục và có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trang trại hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo UBND xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, mặc dù được giao đất để làm mô hình VAC (chăn nuôi gia súc, ao nuôi cá và trồng cây) nhưng trang trại của ông Hoàng hoạt động không hiệu quả. Hiện tại, trang trại này chỉ tập trung nuôi lợn và đang bị cử tri phản ánh về việc gây ô nhiễm môi trường.

Cũng theo vị lãnh đạo UBND xã Tân Minh: “Chúng tôi đang thiết lập hồ sơ để xử lý liên quan việc ô nhiễm môi trường tại trang trại này. Đồng thời UBND xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra, đánh giá quan trắc môi trường mới có thể đưa ra kết luận chính xác và quan điểm là xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật”.

Xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai đối với đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất công

Được biết, trang trại nuôi lợn tại thôn Xuân Đoài (xã Tân Minh) nằm trong đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất công thuộc các xã, thị trấn” đã được UBND huyện Sóc Sơn phê duyệt, giai đoạn từ năm 2002 – 2020.

Mới đây, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc đôn đốc kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý đối với các “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi” đã có văn bản chấm dứt, thu hồi trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Theo đó, Công văn số 101/TTXD do ông Nguyễn Văn Thu, Đội trưởng Đội quản lý TTXD Đô thị huyện Sóc Sơn ký ngày 31.10.2023 gửi Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Hà Nội: Đề nghị xử lý trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường “tra tấn” người dân suốt nhiều năm -0
Công văn số 101/TTXD do ông Nguyễn Văn Thu, Đội trưởng Đội quản lý TTXD Đô thị huyện Sóc Sơn ký ngày 31.10.2023.

Công văn này cho biết, trong giai đoạn từ năm 2002 - 2020, UBND huyện Sóc Sơn đã phê duyệt 59 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất công thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện đề án, chủ đầu tư đã không thực hiện đúng đề án, sử dụng đất không đúng mục đích, hợp đồng thuê đất không đúng theo quy định. Do đó, UBND huyện đã chấm dứt, thu hồi các đề án vi phạm, đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm trả lại mặt bằng ban đầu của thửa đất. Tuy nhiên đến nay, các chủ đầu tư chưa chấp hành khắc phục hành vi vi phạm, UBND các xã, thị trấn chưa thiết lập hồ sơ vi phạm và xử lý các vi phạm theo quy định.

Để xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai đối với 59 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất công theo quy định của pháp luật. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị đề nghị Chủ tịch UBND các xã, thị trấn:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, đất đai, xây dựng để các chủ đầu tư hiểu và chấp hành.

- Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, thiết lập hồ sơ vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng kế hoạch và tổ chức xử lý dứt điểm vi phạm đối với các đề án đã có văn bản chấm dứt, thu hồi đề án theo quy định.

Báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện (qua Đội Quản lý TTXD đô thị) để tổng hợp.

Công văn này cũng yêu cầu Tổ Quản lý trật tự xây dựng đô thị địa bàn các xã, thị trấn chủ trì, phối hợp với công chức Địa chính, các ngành của xã, thị trấn tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình xây dựng đối với 59 đề án nêu trên; Chuyển biên bản kiểm tra, báo cáo đề xuất Công chức địa chính thiết lập hồ sơ vi phạm về lĩnh vực đất đai; tham mưu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch xử lý cưỡng chế vi phạm đối với các vi phạm hồ sơ đã đủ điều kiện cưỡng chế. Tổng hợp số liệu vi phạm, kết quả xử lý vi phạm báo cáo về Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ giám sát, thông tin quá trình thực thi pháp luật, xử lý các vấn đề liên quan đến vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.