Gỡ khó cho cơ quan báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.

Những kiến nghị này được đề xuất với Bộ Tài chính trên cơ sở kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam (tháng 6.2023) và ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí.

Quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Cụ thể, điểm a Khoản 2, Điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá). Tuy nhiên, điểm b khoản 2, Điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Đồng thời, khoản 3, Điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí; nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện.

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công; trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó, Bộ Tài chính nghiên cứu, phân loại nguồn tài chính của đơn vị theo tính chất nguồn tài chính: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp (theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị); nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết; thu từ cho thuê tài sản; thu tài trợ, viện trợ; đồng thời làm rõ nguồn tài chính được tự chủ (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước quản lý theo phương thức đặt hàng, đấu thầu); nguồn tài chính không được tự chủ; nhiệm vụ chi thực hiện từ nguồn kinh phí tự chủ, nhiệm vụ chi từ nguồn không tự chủ…

Ảnh minh họa. Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn
Nguồn: phunuonline.com.vn

Giao các bộ ban hành định mức cụ thể theo yêu cầu quản lý 

Liên quan đến cơ chế đặt hàng, Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định: giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, với các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2), việc tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên là không phù hợp. Bên cạnh đó, hai Nghị định này giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí thuộc phạm vi quản lý - dẫn đến việc có nhiều cơ quan ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong cùng lĩnh vực.

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 60/2021/NĐ-CP cho phép xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2. Cụ thể, các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ. Đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi quy định để các bộ được ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, phương pháp xây dựng, trình tự ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí hoặc có thể ban hành định mức cụ thể theo yêu cầu quản lý thực tế ngành, lĩnh vực. Trường hợp bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành văn bản hướng dẫn thì công tác xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí cụ thể sẽ do các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức xây dựng theo hướng dẫn để áp dụng trong phạm vi quản lý đối với đơn vị trực thuộc. Bởi lẽ dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất là báo chí, truyền thông có tính đặc thù - hao phí về lao động, vật tư, sử dụng tài sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện trang bị cơ sở vật chất, trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, điều kiện vùng miền… nên năng suất lao động rất khác nhau.

Ngoài các nội dung trên, Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp luật về giá, chính sách thuế, kiến nghị về bố trí kinh phí hoạt động mua sắm trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp của đơn vị báo chí.

Xã hội

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Đoàn công tác Agribank tặng quà cho cán bộ chiến sĩ và các lực lượng trên đảo Đá Thị
Xã hội

Tự hào là một phần trong hải trình đến với Trường Sa

Tháng Tư về, Đoàn cán bộ Agribank do Phó Tổng giám đốc Phùng Thị Bình dẫn đầu lại tiếp tục cùng Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước lên đường đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1; vượt hơn 1.000 hải lý, đi qua các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/2 Phúc Tần... - những biểu tượng sống động của tinh thần yêu nước, Agirbank càng cảm thấy tự hào khi được là một phần trong hải trình kết nối yêu thương giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa biển đảo yêu thương và đất liền.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.