Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên: " Đạt danh hiệu Danh lục xanh là cột mốc quan trọng của cộng đồng bảo tồn ở Việt Nam"

Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh khẳng định, danh hiệu Danh lục xanh của Vườn quốc gia Cát Tiên là minh chứng rõ nét cho hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học với 67 tiêu chí, chỉ số cụ thể được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế quy định trên toàn thế giới.

Vườn quốc gia Cát Tiên là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam được công nhận danh hiệu Danh lục Xanh
Vườn quốc gia Cát Tiên là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam được công nhận danh hiệu Danh lục Xanh

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh cho biết: "Danh hiệu Danh lục xanh của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu nhằm ghi nhận các khu bảo tồn đã đạt được các kết quả bảo tồn thiên nhiên thành công. Đây là kết quả của nỗ lực bảo tồn đúng hướng, kiên trì của cả tổ chức trong nước và sự hỗ trợ từ quốc tế. Danh lục xanh sẽ là bộ tiêu chuẩn, thước đo, giúp VQG Cát Tiên tăng cường quản trị nội bộ và năng lực giám sát".

Theo Giám đốc VQG Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh, tham gia Danh lục xanh từ năm 2016, hành trình của VQG Cát Tiên bắt đầu với việc đánh giá các biện pháp bảo tồn, bao gồm bảo vệ các loài đang nguy cấp, gìn giữ sự đa dạng của hệ sinh thái thông qua các dự án phục hồi giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh cảnh và bảo tồn loài. Các chương trình, sáng kiến giáo dục môi trường cũng được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cộng đồng địa phương cũng tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn, mang lại cho họ cơ hội phát triển sinh kế bền vững.

Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
VQG Cát Tiên đang quản lý hơn 71.000 ha rừng đặc dụng
Vườn quốc gia Cát Tiên vừa đạt danh hiệu Danh lục xanh. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên vừa đạt danh hiệu Danh lục xanh. Ảnh: VQG Cát Tiên.

Bên cạnh đó, VQG Cát Tiên còn ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra bảo vệ và giám sát động vật hoang dã. Đội ngũ nhân viên của VQG Cát Tiên thường xuyên được tập huấn tăng cường năng lực chuyên môn để quản lý và bảo vệ hiệu quả.

Trước đó, từ tháng 9.2018, VQG Cát Tiên bắt đầu nộp đơn xin xét duyệt danh hiệu Danh lục xanh. Theo quy định của IUCN, để đạt được danh hiệu này khu bảo tồn phải cung cấp quy trình xác minh bảo đảm, trao chứng nhận cho những khu vực đáp ứng và duy trì được 17 tiêu chí và 50 chỉ số được chia thành 4 lĩnh vực gồm: quản trị tốt; thiết kế và lập kế hoạch tốt; quản lý hiệu quả; kết quả bảo tồn thành công. Các tiêu chí, chỉ số này được đánh giá bằng một quy trình được bảo đảm độc lập, có độ tin cậy cao.

Theo đó, các khu bảo tồn phải chứng minh được hiệu quả trong công tác quản lý bảo tồn, các khu đạt danh hiệu buộc phải đạt toàn bộ đủ các tiêu chí chỉ số trên để được công nhận danh hiệu. Trong đó có các tiêu chí rất khó để cải thiện như đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng của khu bảo tồn.

Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
Nhiều loài thú quý hiếm như bò tót, linh dương sống trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ sinh thái phong phú. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ sinh thái phong phú. Ảnh: VQG Cát Tiên.

Để đạt được các tiêu chuẩn quản lý toàn cầu, VQG Cát Tiên đang từng bước xây dựng kế hoạch quản lý hiệu quả, cơ chế tài chính bền vững trong đó gắn quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn phục hồi sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái, cùng với các địa phương vùng đệm để từng bước nâng cao sinh kế của các cộng đồng vùng đệm.

Trong những năm qua, VQG Cát Tiên đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.

Điển hình là việc xây dựng cộng đồng dân cư sống xung quanh VQG Cát Tiên gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn rừng. Người dân tại đây sẽ được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ sinh kế và cơ sở hạ tầng vùng đệm của Nhà nước và các dự án quốc tế. Người dân tham gia vào việc nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, có nguồn thu thường xuyên từ các hoạt động này.

Bên trong Vườn quốc gia Cát Tiên
Bên trong Vườn quốc gia Cát Tiên
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
Lực lượng kiểm lâm tuần tra trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.

Kể từ khi thành lập, VQG Cát Tiên đã duy trì được vốn rừng và đất ngập nước trong diện tích quản lý. Quần thể các loài quan trọng đều được duy trì và gia tăng. Quần thể các loài chủ chốt luôn được quan tâm điều tra giám sát, số lượng quần thể các loài chủ chốt không ngừng tăng trong những năm qua.

Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, VQG Cát Tiên đang quản lý hơn 71.000 ha rừng đặc dụng, là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao được thể hiện qua sự phong phú và đa dạng về hệ sinh thái, đa dạng về loài.

VQG Cát Tiên có thành phần loài thực vật phong phú và đa dạng nhất trong các rừng đặc dụng ở khu vực Nam Bộ, với cả thực vật sống trên cạn, vùng bán ngập và vùng đất ngập nước. Đây cũng là nơi cư trú của 1.655 loài thực vật và 1.720 loài động vật, trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.

Có thể kể đến như voi châu Á tăng từ 15 cá thể năm 2015 lên 27 cá thể năm 2023, là quần thể ngoài tự nhiên lớn thứ 2 Việt Nam. VQG Cát Tiên cũng là nơi có quần thể bò tót lớn nhất Việt Nam ước tính trên 120 cá thể.

VQG Cát Tiên cũng đã thực hiện thành công chương trình tái thiết lập quần thể cá sấu nước ngọt tại khu vực Ramsar Bàu Sấu. Đây là một thành công trong việc phục hồi loài nguy cấp ở Việt Nam số lượng quần thể từ vài chục cá thể năm 2000 đến nay đã thành quần thể lớn với số lượng trên 500 cá thể và vẫn đang tiếp tục phát triển.

Đáng chú ý, VQG Cát Tiên là nơi duy nhất tại Việt Nam có thể dễ dàng quan sát được các loài móng guốc, linh trưởng và các loài chim lớn trong tự nhiên.

Cá Sấu trong VQG Cát Tiên
Cá Sấu trong VQG Cát Tiên

Giám đốc VQG Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh chia sẻ, để tiếp tục duy trì danh hiệu Danh lục xanh, VQG Cát Tiên cần duy trì hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phục hồi đa dạng sinh học. Cụ thể, cần xây dựng kế hoạch tiếp tục cập nhật và bổ sung tài liệu, tuân thủ thực hiện các điều kiện và khuyến nghị của IUCN; duy trì các giá trị (tự nhiên, văn hóa và dịch vụ hệ sinh thái); duy trì các thành tựu (quản trị, bảo tồn và lợi ích cho cộng đồng); duy trì và tăng độ che phủ rừng; duy trì diện tích và chất lượng hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước, trảng cỏ, ngăn chặn được sự lây lan của các loài ngoại lai xâm hại; tăng số đàn và cá thể các loài quan trọng.

Đồng thời quảng bá hình ảnh VQG Cát Tiên là địa điểm Danh lục xanh, cung cấp thành quả và kinh nghiệm của VQG Cát Tiên cho các khu bảo vệ khác ở Việt Nam và trên toàn thế giới để hỗ trợ chia sẻ về quản trị, quản lý và phát triển năng lực cần thiết.

Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
Động vật tự nhiện trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Động vật tự nhiện trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.

Hiện, cả nước có 2 đơn vị đạt được danh hiệu Danh lục xanh là: Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) và VQG Cát Tiên.

VQG Cát Tiên đạt được danh hiệu Danh lục xanh của IUCN là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên mà còn đối với cộng đồng bảo tồn ở Việt Nam. Thể hiện các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc bảo tồn phát triển các hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.