Du lịch Việt Nam trước xu hướng “cao cấp hóa”

Thị trường du lịch đang ghi nhận xu hướng “cao cấp hóa” khi tệp khách hàng có nhu cầu hưởng thụ những trải nghiệm độc đáo và đẳng cấp ngày càng mở rộng. Vấn đề là Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào để gia tăng giá trị cho ngành du lịch?

Du lịch cao cấp đã đến Việt Nam và sẽ ở lại lâu dài

Đại dịch Covid thay đổi đáng kể nhu cầu của khách du lịch. Sau hơn hai năm không thể xê dịch, du khách cần nhiều giá trị hơn cho mỗi chuyến đi. Đây cũng là lý do ngày càng nhiều người lựa chọn du lịch cao cấp với mong muốn được hưởng thụ những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo và đẳng cấp.

Theo Tổng giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan, trước đây du lịch cao cấp chỉ hướng đến một số ít đối tượng nhưng giờ đã mở rộng tới nhiều tệp khách hàng hơn. Yếu tố giá không còn giữ vai trò quyết định. Thay vì được đi đến nhiều nơi, du khách quan tâm nhiều hơn đến những trải nghiệm có chiều sâu, mang tính cá biệt hóa cao trong hành trình.

Báo cáo Xu hướng lữ hành toàn cầu năm 2022 của American Express cũng nhấn mạnh rằng, khách du lịch quốc tế sẽ chi tiêu nhiều hơn cho du lịch trong những năm ngay sau Covid-19 so với trước đây, sau một thời gian dài không thể ra nước ngoài.

Du lịch Việt Nam trước xu hướng “cao cấp hóa” -0
Việt Nam có nhiều khu nghỉ dưỡng được ghi tên trên bản đồ du lịch cao cấp quốc tế. Nguồn: ITN.

Xu hướng này tiếp tục được ghi nhận trong một báo cáo do Công ty Oxford Economics, cơ quan nghiên cứu và dự báo kinh tế toàn cầu có trụ sở tại London, công bố mới đây.

Báo cáo cho rằng, ngành du lịch và sự phục hồi của ngành này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Đặc biệt, chi tiêu cho du lịch và lữ hành tại Việt Nam vào năm 2025 sẽ tăng 36% so với năm 2019.  

Đặc biệt, đề cập đến xu hướng cao cấp hóa, ông Liam Cordingley, tác giả của báo cáo, cho rằng sự thay đổi trong lĩnh vực đồ uống là một minh chứng rõ ràng.

“Trong đại dịch Covid-19, doanh số bán rượu vang và rượu mạnh cao cấp tại Việt Nam khá ổn định trong khi doanh số bán hàng của các thương hiệu tiêu chuẩn trở xuống lại sụt giảm. Điều này gián tiếp cho thấy du khách ngày càng quan tâm đến những sản phẩm cao cấp và mong muốn có được trải nghiệm sang trọng, đẳng cấp trong hành trình của mình”, ông Liam nói.

Đáng chú ý, ông Liam cho rằng, không chỉ du khách quốc tế mà thu nhập của người dân Việt Nam cũng ngày càng tăng. Điều này cũng mang đến cơ hội có một không hai để phát triển các ngành dịch vụ du lịch cao cấp, thu hút các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thực tế, sau đại dịch, du khách nội địa cũng có xu hướng gia tăng mức chi tiêu dành cho du lịch. Khảo sát hành vi của du khách Việt Nam dịp Tết Nguyên đán 2022 do Công ty nghiên cứu thị trường Outbox thực hiện cho thấy, gần 55% người được hỏi cho biết sẽ dành ngân sách nhiều hơn cho chuyến du lịch của mình so với năm 2019. Khách ưu tiên lựa chọn phân khúc lưu trú cao cấp hơn, từ 3 - 5 sao cho kỳ nghỉ sẵn sàng chi tiêu để gia tăng các trải nghiệm tại điểm đến.

Với thâm niên hơn 10 năm làm bartender (người pha chế rượu) và đang sở hữu một quán bar có tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, Đạt Nguyễn cũng cảm nhận rõ xu hướng của du lịch cao cấp. Anh cho biết, từ sau đại dịch, khách quen người Việt đến quán của anh tập trung hơn vào việc trải nghiệm và các cơ hội để phát triển vị giác. Họ sẵn sàng thử nghiệm các loại sản phẩm mới và có nhu cầu về hương vị mạnh mẽ hơn.

“Du lịch cao cấp đã đến Việt Nam và còn ở lại lâu dài!”, ông Mark Kent, Giám đốc điều hành Hiệp hội rượu whisky Scotland (SWA), cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2007 - 2010), Chủ tịch Mạng lưới Hữu nghị Việt Nam - Anh Quốc nói như vậy sau khi chuyến trở lại Việt Nam trong một chuyến công tác vào đầu tháng 8 này.

Theo ông Mark Kent, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, như truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Việt Nam cũng có nhiều danh lam thắng cảnh, Vịnh Hạ Long và các bãi biển đẹp hàng đầu thế giới. Điều quan trọng bây giờ là Việt Nam cần hướng đến phân khúc khách du lịch có thu nhập cao, những người sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm các dịch vụ cao cấp để gia tăng giá trị của ngành này và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Du lịch Việt Nam trước xu hướng “cao cấp hóa” -0
Ông Mark Kent, cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam, vô cùng ấn tượng với cảnh sắc thiên nhiên của Việt Nam, trong đó có vịnh Hạ Long. Nguồn: ITN.

Nâng tầm trải nghiệm

Theo số liệu của Cục Du lịch Quốc gia, 7 tháng đầu năm 2023, du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt người; gấp 6,9 lần cùng kỳ năm trước và đạt 83% kế hoạch năm. Diễn biến này cho thấy ngành du lịch sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Kết quả này chứng tỏ sự phục hồi ấn tượng của du lịch Việt Nam sau đại dịch. Tuy vậy, đúng như ông Mark Kent nói, điều quan trọng không chỉ là Việt Nam đón được bao nhiêu khách quốc tế mà phải tận dụng được cơ hội từ làn sóng du lịch cao cấp và đón được nhiều hơn những du khách “chịu chi”.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới tại thời điểm trước dịch Covid-19, chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam là 930 USD/người. Con số này rất thấp nếu so với chi tiêu tương ứng tại Indonesia (1.225 USD); Philippines (1.252 USD) và nhất là Thái Lan (1.695 USD)…

Trong khi đó, Kế hoạch Chiến lược về Du lịch ASEAN 2016 - 2025 đặt nêu mục tiêu tăng chi tiêu bình quân đầu người của khách du lịch quốc tế tại các nước ASEAN từ 877 USD lên 1.500 USD vào năm 2025.

Du lịch Việt Nam muốn đạt mục tiêu này cần hiểu xu hướng tiêu dùng của nhóm du khách cao cấp, từ đó tạo ra những điểm nhấn, những trải nghiệm độc đáo thu hút họ, ông Mark Kent khuyến cáo. Thứ họ cần là chất lượng dịch vụ phải tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Khách sạn lưu trú, ẩm thực, đồ uống họ sử dụng cũng phải được nâng cấp xứng đáng.

Ông Mark Kent lấy ví dụ về Scotland, du khách tới đây không chỉ khám phá các tòa lâu đài cổ kính, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn có những trải nghiệm độc đáo ở các lò sản xuất rượu wishky nổi tiếng của quốc gia này dù giá cả không hề “dễ chịu”. “Tương tự, Việt Nam cũng có các sản phẩm nổi tiếng để tạo ra các dịch vụ cao cấp, những điều này đều tạo ra sự trải nghiệm mới lạ cho khách du lịch”, ông Mark Kent nói.

Có nhiều việc phải làm để giải bài toán thu hút dòng khách cao cấp hay thậm chí siêu cao cấp của ngành du lịch. Ở tầm dịch vụ, TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch, cho rằng cần thiết kế và tiếp thị nhiều dịch vụ phục vụ các đối tượng giàu, siêu giàu như đám cưới VVIP, sinh nhật VVIP, các bữa tiệc cao cấp với các đầu bếp hạng sao Michelin.

Dù chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tại Thái Lan cao nhất, nhì ASEAN, song quốc gia này chưa muốn dừng lại ở đó. Tổng cục Du lịch Thái Lan đã thiết lập nhiều dự án và chiến dịch nhằm thu hút khách du lịch chi tiêu cao. Ví dụ, dự án “Du lịch Thái Lan Năm 2022 - 2023” giới thiệu nhiều dịch vụ cao cấp như khách sạn 5 sao, nhà hàng Michelin, quán bar trên sân thượng và du thuyền ăn tối.

Du lịch Việt Nam trước xu hướng “cao cấp hóa” -0
Việt Nam có thể thu hút du khách hạng sang bằng dịch vụ cao cấp như khách sạn 5 sao, nhà hàng Michelin, quán bar trên sân thượng và du thuyền ăn tối... Nguồn: ITN.

“Theo quan sát của chúng tôi, Chính phủ Việt Nam cũng đang tìm cách thúc đẩy du lịch chất lượng cao với trọng tâm là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như khách sạn 5 sao, các cửa hàng thực phẩm và đồ uống và các cửa hàng bán lẻ để thu hút nhiều hơn khách du lịch đường dài, chi tiêu cao đến từ Châu Âu, Hoa Kỳ và Australia”, ông Liam Cordingley, chuyên gia của Oxford Economics nhận xét.

Một cuộc khảo sát về khách du lịch giàu có tại Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2022 cho thấy yếu tố “bán lẻ, đồ ăn và đồ uống” là yếu tố quan trọng thứ hai khi khách cân nhắc về địa điểm du lịch, sau tiêu chí “sức khỏe và sự an toàn”, vốn vẫn là một vấn đề phổ biến do đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu khác do Barton thực hiện vào năm 2019 cho thấy, 3/4 trong số 347 tỷ USD chi cho du lịch xa xỉ trên toàn cầu trước Covid-19 là dành cho đồ ăn và đồ uống. Trong tổng số đó, khoảng 70% được chi cho các quán bar hoặc cơ sở ăn uống sang trọng (nhà hàng), so với chỉ 6% tại các cơ sở ăn uống bình dân rẻ hơn (quán cà phê, thức ăn nhanh).

Đặc biệt, theo ông Liam Cordingley, các đồ uống cao cấp không chỉ hỗ trợ ngành du lịch thu hút khách hạng sang mà còn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế và tạo ra công ăn việc làm. “Nghiên cứu của Oxford Economics cho thấy, năm 2022, ngành rượu vang và rượu mạnh tại Việt Nam đóng góp 282 triệu USD tiền thuế, tạo ra 65,6 nghìn việc làm và đóng góp 282 triệu USD vào GDP quốc gia”, ông Liam cho biết.

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.