Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua

Cùng nhìn lại các tin tức nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam trong tuần qua (4.12 – 10.12.2023) với series "Điểm tin tuần" của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

1. TP. Hồ Chí Minh: bị chiếm đoạt gần 60 triệu đồng vì cung cấp mã otp (mật khẩu xác nhận giao dịch dùng 1 lần)

Ngày 27.11, anh Hoàng Văn Lương, giáo viên tại một trường dạy lái xe ô tô ở Quận 12 (TP. Hồ Chí Minh), phản ánh việc bị mất gần 60 triệu đồng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Sáng ngày 27.11, anh Lương đến phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Lê Thị Riêng, để mở thẻ ghi nợ. Sau khi hoàn tất thủ tục mở thẻ, khi ra về anh nhận được cuộc gọi từ số máy lạ đầu số 028, yêu cầu anh cung cấp mã OTP để xác nhận và hẹn ngày qua nhận thẻ. Ngỡ là cuộc gọi của nhân viên Vietinbank vì vừa hoàn thành giao dịch tại ngân hàng, anh đã tin tưởng thực hiện theo hướng dẫn nhưng ngay lập tức, tài khoản của anh đã bị trừ gần 60 triệu đồng. Sau khi nhận được xác nhận đó là cuộc gọi giả mạo nhân viên ngân hàng, hoàn toàn không phải từ phía Vietinbank, nạn nhân đã trình báo lên Công an phường Thới An, Quận 12 để điều tra sự việc.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân phải nâng cao cảnh giác khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn hoặc yêu cầu thông tin cá nhân qua điện thoại; cần xác minh danh tính của người gọi bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt lưu ý, TUYỆT ĐỐI KHÔNG cung cấp mã OTP, mật khẩu tài khoản ngân hàng hoặc thông tin cá nhân cho bên thứ ba dưới bất cứ hình thức nào. Trước đó, các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã đưa ra rất nhiều cảnh báo trước hàng loạt các sự việc xảy ra như trên để hạn chế rủi ro không đáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng và uy tín doanh nghiệp.

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

2. Lừa bán phần mềm theo dõi, nghe lén điện thoại để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hàng trăm triệu đồng

Mới đây, Công an tỉnh Hải Dương vừa bắt giữ hội nhóm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thứcquảng cáo, rao bán phần mềm nghe lén, đọc trộm tin nhắn điện thoại.

Lợi dụng tâm lý của nhiều người muốn theo dõi cuộc sống riêng tư của những người thân hoặc các mối quan hệ xã hội, các đối tượng đã dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền và đăng nhập vào phần mềm nghe lén nhưng thực tế lại nhằm mục đích đánh cắp thông tin rồi chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, đối tượng còn lập ra các tài khoản mạng xã hội giả danh các công ty công nghệ, chạy các clip quảng cáo tự cắt ghép, dàn dựng để lừa bán phần mềm.

Qua lời kể của một nạn nhân, vì nghi ngờ người chồng của mình không chung thủy, chị đã lên mạng tìm mua phần mềm nghe lén nhằm đọc trộm tin nhắn điện thoại của chồng. Tại đây, đối tượng thể hiện sự nhiệt tình tư vấn nhưng lại nhiều lần yêu cầu chuyển các loại phí: phí sử dụng phần mềm, phí sử dụng gói cước một năm, phí bẻ khóa mật khẩu; khiến nạn nhân nghi ngờ và phát hiện.

Ngoài ra, việc tự ý mua, bán và sử dụng những phần mềm, thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình khi không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật; có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy tố hình sự. Việc xử phạt không chỉ áp dụng với các đối tượng kinh doanh, cung cấp thiết bị trái phép mà còn là người mua và sử dụng thiết bị.

Theo Cục An toàn thông tin, người dân nên tìm hiểu và theo dõi các chuyển biến của các hình thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng, để có thể chủ động đối phó trước mọi tình huống. TUYỆT ĐỐI KHÔNG vì hiếu kỳ mà tìm mua những sản phẩm, thiết bị nêu trên; không mua các sản phẩm, thiết bị trôi nổi, giá rẻ nhập lậu giá rẻ để tránh bị các đối tượng xấu theo dõi, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân và xâm phạm đời sống riêng tư.

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

3. Cảnh giác các "ma trận giảm giá” cuối năm

Cuối năm là thời điểm diễn ra của hàng loạt các chiến dịch và tuần lễ giảm giá, siêu khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm. Do đó, người tiêu dùng thường có tâm lý cởi mở hơn trong chi tiêu, tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo dựng lên những kịch bản như rao bán hàng kém chất lượng với giá rẻ, gửi tặng quà hay tổ chức các chương trình trúng thưởng,... để chiếm đoạt tài sản.

Đánh vào tâm lý người tiêu dùng đồng thời lợi dụng thời điểm cuối năm, đối tượng lừa đảo đưa ra những lời chào mới và hứa hẹn hấp dẫn, nhằm dụ dỗ nạn nhân tham gia vào các chương trình trúng thưởng, khuyến mãi tặng quà. Tại đây, đối tượng yêu cầu nạn nhân đóng nhiều khoản phí để tham gia và bảo đảm sẽ được nhận lại tiền và quà tặng. Tuy nhiên, càng về sau số tiền càng lớn, với mong muốn lấy lại số tiền trên, đối tượng sẽ hướng dẫn nạn nhân tải các ứng dụng độc hại về điện thoại nhằm chiếm quyền điều khiển và chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng. cài các app trên điện thoại để lấy lại những số tiền mà chúng ta đã bỏ ra.

Cục An toàn thông tin cũng đưa ra khuyến cáo tới người dân phải đặc biệt chú ý khi tham gia bất kỳ một chương trình trúng thưởng hay khuyến mãi tặng quà nào trên mạng xã hội; chỉ nên tham gia các chương trình đã có xác nhận đăng ký với Bộ Công Thương. Người dân nên lựa chọn những nền tảng uy tín và đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước. Trước khi tiến hành đặt mua bất kỳ mặt hàng nào trực tuyến, người tiêu dùng cần tham khảo thêm giá cả sản phẩm, nhận xét, đánh giá của người mua trước, hoặc liên hệ trực tiếp với nhà bán hàng để hỏi đáp các thắc mắc.

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

4. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu hàng hóa sang Canada

Thời gian gần đây, số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam có liên quan đến Canada đang gia tăng nhanh chóng.

Các đối tượng lừa đảo giả danh các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao tại Canada, tiếp cận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng gọi điện trực tiếp hoặc nhắn tin qua email; sử dụng Whatsapp hoặc Viber gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh. Để xác nhận uy tín, đối tượng còn gửi chứng nhận ngân hàng, chứng nhận nộp thuế và giả mạo con dấu doanh nghiệp. Sau đó trao đổi mặt hàng, biên soạn và gửi hợp đồng với kí dấu đóng đầy đủ.

Tuy nhiên, đến giai đoạn doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển tiền đặt cọc, các đối tượng sẽ gửi bản mẫu một số loại chứng nhận, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện xác nhận vì đây là yêu cầu bắt buộc của Chính phủ Canada trước khi chuyển tiền. Thương vụ khẳng định, trường hợp trên hoàn toàn là hành vi lừa đảo, bởi, các doanh nghiệp Canada nhập khẩu thường sẽ trực tiếp đứng ra thực hiện thủ tục và chứng chỉ của Canada.

Theo Cục An toàn thông tin, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đặc biệt lưu ý và cảnh giác trước các lời đề nghị từ những doanh nghiệp nước ngoài. Thương vụ sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về sự thay đổi thị trường, các cảnh báo và hướng dẫn cho doanh nghiệp trên trang web thông tin song ngữ chính thống. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với Thương vụ trong xác minh đối tác trước khi ký kết hợp đồng, yêu cầu đối tác cung cấp các thủ tục, giấy tờ có công chứng tại nước sở tại làm cơ sở ký kết hợp đồng đảm bảo chắc chắn. Cùng với đó, cần tăng cường phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng sở tại tư vấn các doanh nghiệp uy tín hoặc giúp xác minh năng lực, uy tín của doanh nghiệp sở tại.

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

5. Tổ­­­ng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL): Cảnh báo tình trạng giả mạo fanpage để tuyển dụng nhân viên rồi chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp

Mới đây, Tổ­­­ng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã đưa ra cảnh báo về một số đối tượng giả mạo danh nghĩa của PVOIL để đăng thông tin tuyển dụng trên các fanpage giả mạo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người ứng tuyển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.

PVOIL khẳng định, doanh nghiệp chỉ đăng tải các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác thông qua 2 hình thức: Website (https://www.pvoil.com.vn) hoặc Fanpage (https://www.facebook.com/ PVOIL) chính thống, đồng thời nêu rõ quan điểm sẽ không chịu trách nhiệm cho hoạt động của các Fanpage giả mạo trên. Ngoài ra, nếu có kế hoạch tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ cập nhật qua kênh tuyển dụng của các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc website chính thức của doanh nghiệp; tổ chức bài thi viết tại trụ sở công ty; dựa vào kết quả để mời ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp.

Do vậy, hình thức đăng tuyển qua các trang mạng xã hội, tổ chức làm bài thi online, thu phí tuyển dụnghoàn toàn là chiêu trò lừa đảo của những đối tượng mạo danh PVOIL.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập các trang web và fanpage mạo danh với mục đích thu thập thông tin cá nhân của người cần tìm việc, sau đó kết nối nạn nhân vào các nhóm đã được lập sẵn trên Facebook. Tại đây, đối tượng xây dựng niềm tin cho nạn nhân vào việc nhận được công việc chính thức tại các đơn vị dầu khí, đặt ra những yêu cầu với mục đích tăng doanh số cho một công ty liên kết thứ ba, được gọi là "đối tác" của PVOIL, PV GAS, PVFCCo. Từ đó, đề nghị người ứng tuyển thực hiện để "đậu vòng sơ khảo", hướng dẫn nạn nhân đăng ký tài khoản và nộp tiền để thực hiện nhiệm vụ, kèm theo lời hứa sẽ nhận lại tiền gốc và có lãi suất khi tham gia nhiều lần.

Theo Cục An toàn thông tin, người dân cần phải nhận thức được tính nghiêm trọng của lừa đảo trực tuyến, cảnh giác với các đường link và email lạ; nên kiểm tra kỹ địa chỉ URL của đường link và cài đặt phần mềm bảo mật. Đặc biệt, tuyệt đối không được cung cấp thông tin các nhân trên các trang web không biết nguồn gốc. Đồng thời, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ lừa đảo. Nếu phát hiện trang web phishing, hãy báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua -0

6. Kịp thời ngăn chặn trường hợp giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng

Công an xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) cho biết đã phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng Agribank chi nhánh xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh công an gọi điện thoại đe dọa tống tiền.

Trước đó, bà N.T.H (53 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ; đối tượng tự giới thiệu là cán bộ công an, thông báo với bà H hiện đang liên quan đến đường dây buôn bán ma tuý. Sau đó yêu cầu bà H phải chuyển số tiền 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của họ để xác minh, nếu không bà H sẽ bị bắt giam. Quá hoảng sợ, bà H cùng chồng (ông N.V.H, 55 tuổi) đến phòng giao dịch ngân hàng Agribank để giao dịch chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo. Tại đây, nhân viên ngân hàng nhận thấy nét mặt mệt mỏi cùng trạng thái tâm lý hoang mang của bà H cùng chồng khi yêu cầu rút khoản tiền nên đã nhanh chóng liên hệ với Công an xã Tản Lĩnh.

Công an huyện Ba Vì khẳng định, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an xã, thị trấn. Tuyệt đối không có việc cơ quan công an gọi điện thoại để yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Trước thủ đoạn trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáongười dân cần nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi từ số điện thoại lạ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG làm theo yêu cầu của các đối tượng lạ, không cung cấp thông tin cá nhân để tránh bị mắc bẫy lừa đảo của đối tượng xấu. Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…