Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần sáng tạo và sát thực

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng đã đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật dưới nhiều hình thức, với phương pháp sáng tạo, sát thực, góp phần làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm và hành động của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội.

Lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp

Đại tá Lê Tố Hữu - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Nhà trường cho biết: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL; thường xuyên cập nhật, quán triệt sâu sắc các kết luận, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác PBGDPL; coi trọng kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL, phát huy tốt vai trò tham mưu trong xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng, trong từng thời điểm cụ thể.

Trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của Nhà trường. Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
Trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của Nhà trường. Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng

Ngoài chương trình, nội dung giáo dục pháp luật chính khóa cho các đối tượng học viên, Nhà trường đã bám sát định hướng, chủ động chọn lựa các chuyên đề, chủ đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình đơn vị. Trong đó, tập trung trang bị những kiến thức cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật mới; làm rõ những khâu yếu, mặt yếu trong chấp hành pháp luật, kỷ luật Quân đội, quy định bảo đảm an toàn trong học tập, huấn luyện và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý, chỉ huy bộ đội.

Cùng với việc đổi mới về mặt nội dung, Nhà trường đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền theo kế hoạch với giáo dục thường xuyên; giáo dục theo chuyên đề với tuyên truyền pháp luật theo chủ đề. Đối với mỗi chuyên đề pháp luật, Nhà trường yêu cầu các đơn vị khi thực hiện phải bảo đảm tính chuyên sâu; cập nhật thông tin mới, gợi mở nêu vấn đề, liên hệ vận dụng sát nội dung, đối tượng nhằm mục đích không chỉ trang bị kiến thức mà còn khơi dậy tình cảm, trách nhiệm, niềm tin của cán bộ, học viên, chiến sĩ đối với pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội để họ tự giác chấp hành.

Đối với các chủ đề pháp luật, Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo tuần hoặc tháng, gắn với đối tượng nhất định; linh hoạt vận dụng các hình thức mang tính trực quan, sinh động để chuyển tải nội dung pháp luật theo các chủ đề đã xác định. Đơn cử như diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, thi tìm hiểu, xử lý tình huống pháp luật, sân khấu hóa…

Mặt khác, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với các hoạt động khác, như thông báo chính trị, ngày chính trị và văn hóa tinh thần; coi trọng việc phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà truyền thống; ngăn sách, tủ sách pháp luật, phòng đọc điện tử, Phòng Hồ Chí Minh, hệ thống bảng tin, pa nô, áp phích, truyền thanh nội bộ. Đại tá Lê Tố Hữu nhấn mạnh, đây là những kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, quy định của đơn vị đến với cán bộ, chiến sĩ nhanh nhất, trực quan nhất. 

Bảo đảm chất lượng báo cáo viên pháp luật

Giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên là nòng cốt trong công tác PBGDPL và Nhà trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ này. Theo đó, ngoài đội ngũ giáo viên bộ môn Nhà nước và pháp luật đảm nhiệm những nội dung giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục, đào tạo cho các đối tượng học viên; Nhà trường còn tuyển chọn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các khoa giáo viên, cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật không chỉ có trình độ lý luận, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn trong nắm, hiểu đặc điểm tâm lý học viên, mà còn phải tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và kỹ năng tuyên truyền.

Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức, Nhà trường còn tạo điều kiện để đội ngũ này tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các đợt học tập, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, tham gia các Hội thi Báo cáo viên pháp luật do Tổng cục, địa phương tổ chức. 

Thực tế thời gian qua, các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị cũng có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, học viên tra cứu, tìm hiểu kiến thức nói chung, kiến thức về pháp luật; duy trì nghiêm nền nếp, hiệu quả Ngày Pháp luật, "Mỗi tuần học một điều luật". 

Là một trong những đơn vị triển khai tốt công tác tuyên truyền pháp luật, với quan điểm "nhận thức phải đi trước một bước", Khoa Dạy nghề thường xuyên tổ chức sửa sang, làm mới hệ thống khẩu hiệu, biển bảng tuyên truyền, cổ động về chấp hành pháp luật, kỷ luật, điều lệnh, điều lệ, an toàn giao thông và phòng, chống vi phạm pháp luật, vừa tạo cảnh quan chính quy, đẹp mắt, vừa thường xuyên tác động đến nhận thức, hành động của mọi người.

Bên cạnh đó, khoa luôn duy trì 100% cán bộ, giáo viên tham gia các buổi PBGDPL, thực hiện "Ngày Pháp luật", hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trực tuyến... do nhà trường và cấp trên tổ chức. Các buổi sinh hoạt chuyên môn của Khoa Dạy nghề và của các tổ trong khoa được lồng ghép với nhiều nội dung thông tin về pháp luật; góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL của Nhà trường.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.