Công cụ hiệu quả để kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Nhằm bảo đảm cân đối thu chi quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và tính bền vững của chính sách BHYT trong điều kiện nguồn quỹ BHYT hữu hạn, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), ngành y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh đều cần có các giải pháp quản lý hiệu quả, không để gia tăng bất hợp lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Theo đó, phương pháp xác định tổng mức thanh toán trong năm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP chính là công cụ để kiểm soát gia tăng chi phí không hợp lý của phương thức thanh toán theo giá dịch vụ, chống lãng phí.

Tránh gia tăng chi phí bất hợp lý

Theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), nguyên lý kinh tế y tế, dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt không theo quy luật cung, cầu của kinh tế thị trường. Thông tin trong dịch vụ y tế là bất đối xứng; việc cung ứng hàng hóa dịch vụ y tế không do “người mua” (người bệnh) quyết định mà chủ yếu phụ thuộc vào chỉ định của “người bán” (bác sỹ) quyết định.

Công cụ hiệu quả để kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT -0
BHXH Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Y tế tìm ra các phương án tối ưu bảo đảm lợi ích cho người dân tham gia KCB BHYT

Vì vậy, tránh gia tăng bất hợp lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT, nhằm bảo đảmsử dụng, quản lý quỹ BHYT hiệu quả, bền vững, đúng quy định là yêu cầu thiết yếu vàlà trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Trong đó, có cơ quan BHXH, ngành y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh. Nếu không có biện pháp kiểm soát được chi phí, quỹ BHYT sẽ rất khó bảo đảm cân đối thu - chi. Theo nguyên tắc tài chính chung, khi sử dụng bất cứ nguồn kinh phí nào của Nhà nước đều phải có kế hoạch và phải được kiểm soát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Chi khám, chữa bệnh BHYT cũng phải bảo đảm nguyên tắc đó, nhất là khi nguồn lực dành cho hoạt động này luôn có hạn.

Vì vậy, mỗi phương thức thanh toán chi khám, chữa bệnh BHYT hiện nay, khi xây dựng đều đi kèm các biện pháp, công cụ quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật để xử lý các vấn đề hạn chế của phương thức thanh toán đó, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có.

Quy định tổng mức thanh toán chi phí là cần thiết

Một trong những phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đang được sử dụng hiện nay là thanh toán theo giá dịch vụ y tế. Hạn chế của phương thức thanh toán này là không “khuyến khích” tiết kiệm, từ đó dễ tạo “kẽ hở” cho việc chỉ định các dịch vụ y tế không cần thiết cho bệnh nhân BHYT; dễ dẫn tới lợi dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cơ sở khám, chữa bệnh và người tham gia BHYT; gây lãng phí và nguy cơ bội chi quỹ BHYT.

Việc lựa chọn trong chỉ định dịch vụ y tế, vật tư y tế có phạm vi rất rộng rãi. Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) Lê Văn Phúc dẫn chứng, cùng 1 loại thuốc nhưng có rất nhiều loại như thuốc biệt dược gốc, thuốc nhóm 1, thuốc nhóm 2, thuốc nhóm 3, thuốc nhóm 4 và giá thuốc biệt dược gốc bao giờ cũng đắt hơn nhiều, có khi gấp hàng chục lần so với giá thuốc các nhóm kia.

Có thể thấy, việc đưa ra 1 phương thức thanh toán phù hợp, nhằmbảo đảm quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí khám, chữa bệnh nói chung, khám, chữa bệnh BHYT nói riêng là cần thiết” - ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh.

Từ thực tiễn trên, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số146/2018/NĐ-CP. Nghị định quy định, tổng mức thanh toán khám, chữa bệnh BHYT là công cụ để kiểm soát gia tăng chi phí không hợp lý của phương thức thanh toán theo giá dịch vụ, chống lãng phí. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi nguồn quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của doanh nghiệp, ngân sách, người dân và là nguồn quỹ có hạn nên cần sử dụng hiệu quả. Các chi phí gia tăng bất hợp lý, dẫn đến vượt tổng mức thanh toán theo quy định của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP không được quỹ BHYT thanh toán là để bảo đảm sử dụng hiệu suất quỹ BHYT, tính bền vững của chính sách BHYT.

Nỗ lực, đồng hành cùng ngành y tế

Để tháo gỡ vướng mắc tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, trong tháng 8 vừa qua, BHXH Việt Nam đã cử 4 đoàn công tác do các lãnh đạo ngành BHXH Việt Nam làm trưởng đoàn, đến làm việc trực tiếp với các địa phương tại 8 cụm tỉnh, thành phố.

Theo đó, lãnh đạo ngành BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các địa phương tổng hợp, báo cáo những khó khăn và đưa ra các chỉ đạo để cùng tháo gỡ, xử lý. Với các nội dung thuộc thẩm quyền, BHXH Việt Nam khẩn trương xử lý để đưa vào quyết toán năm 2021 và báo cáo Hội đồng quản lý BHXH. Đối với những chi phí thuộc về cơ chế chính sách mà vẫn vướng, BHXH Việt Nam đã khẩn trương gửi văn bản sang Bộ Y tế để tăng cường phối hợp, tháo gỡ, giải quyết những tồn đọng.

Về việc một số cơ sở khám, chữa bệnh bị chậm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, theo ông Phúc, do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, khi thanh quyết toán BHYT, các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT phải thuyết minh đầy đủ lý do đối với phần vượt dự toán chi phí theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình báo cáo, thuyết minh đó của các cơ sở khám, chữa bệnh thường chậm, không kịp với kỳ quyết toán. Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân khác do một số vướng mắc về cơ chế chính sách… dẫn đến việc chậm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Về phần chi phí vượt tổng mức thanh toán không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, với phần vượt của năm 2021, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết tạm thời, không áp dụng điều 24 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP để tháo gỡ các khó khăn cho các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn đồng hành cùng ngành y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh tích cực tìm và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Theo đó, nhiều vấn đề trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam đã từng bước được giải quyết. Đến thời điểm này, các chi phí chưa đủ điều kiện quyết toán trước năm 2020 cũng đã cơ bản được giải quyết.

Phát huy các kết quả đã đạt được, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tập trung trong việc sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những vướng mắc, bất cập. Đồng thời phối hợp, tìm ra các phương án tối ưu để hướng tới mục tiêu lâu dài, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm lợi ích cho người dân tham gia khám, chữa bệnh BHYT.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…