Bài 4:

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng được Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 3641/UBND-TTĐT do ông Trương Việt Dũng - Chánh Văn phòng ký ngày 30.10.2023 gửi UBND huyện Sóc Sơn về việc kiểm tra, xử lý phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân.

Theo đó, công văn ghi, ngày 26.10.2023, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân có đăng bài "Chính quyền địa phương tại Huyện Sóc Sơn có buông lỏng quản lý, chây ỳ xử lý sai phạm" phản ánh về tình trạng chính quyền địa phương để xuất hiện và tồn tại kéo dài các công trình sai phạm có quy mô hàng trăm mét vuông được xây dựng trên đất lúa tại thôn Lập Trí, xã Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội nhưng chưa được giải quyết thì các công trình khác tiếp tục được xây dựng rầm rộ, công khai giữa ban ngày.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chỉ đạo, giao UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin Báo điện tử Đại biểu Nhân dân phản ánh và xử lý theo quy định; báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 10.11.2023.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh và xử lý theo quy định, báo cáo UBND thành phố Hà Nội kết quả thực hiện trước ngày 10.11.2023.

Trước đó, Báo Đại biểu Nhân dân đã có bài viết về " Chính quyền địa phương để công trình vi phạm xây trên đất lúa nhiều năm không xử lý trên đại bàn huyện Sóc Sơn". Cùng với đó, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã nhiều lần liên hệ, đặt lịch làm việc với lãnh đạo huyện Sóc Sơn từ tháng 4.2023, Tuy nhiên, đã khoảng 6 tháng trôi qua, đến thời điểm hiện tại, Báo Đại biểu Nhân dân vẫn chưa nhận được phản hồi, cũng như phương hướng giải quyết tình trạng trên từ địa phương này.

Nghiêm trọng hơn, tới ngày 25.10, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, một trong số các công trình vi phạm nêu trên không những không bị xử lý mà còn “mọc lên” thêm một ngôi nhà kiên cố - sai phạm chồng sai phạm.

Các công trình trái phép cũ chưa bị xử lý thì hiện tại 2 công trình xây dựng mới lại tiếp tục được triển khai rầm rộ tại đất lúa thuộc thôn Lập Trí (xã Minh Trí) và chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Toàn cảnh các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Lập Trí (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn).

Cụ thể, Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục nhận được phản ánh về tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Lập Trí (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn). Theo ghi nhận của phóng viên, vào sáng 25.10, tại vị trí theo phản ánh xuất hiện 2 công trình quy mô lớn đang được xây dựng, hàn khung sắt, lắp dựng nhà trên đất nông nghiệp với diện tích rộng hàng trăm mét vuông.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Công trình được thiết kế, xây dựng theo phong cách nhà sàn và chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Một người dân sinh sống gần khu vực này cho biết, các công trình này bắt đầu khởi công xây dựng được khoảng một tháng gần đây. Một số hạng mục quan trọng như móng nhà thì họ dùng các cột bằng bê tông được đúc sẵn, còn phần khung nhà thì người ta mời thợ hàn sắt tới lắp dựng khá kiên cố.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Vật liệu xây dựng được tập kết tại công trình.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Thời điểm ghi nhận vào sáng 25.10, một nhóm thợ đang tiến hành lắp dựng ngôi nhà, móng được làm bằng các cột bê tông đúc sẵn và hàn khung sắt xung quanh.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Cách đó vài chục mét là một công trình khác cũng đang triển khai thi công, máy xúc, thợ gò hàn... hoạt động không ngừng nghỉ.

Dù các công trình này xây dựng rầm rộ ngay giữa ban ngày thế nhưng chính quyền địa phương xã Minh Trí lại không nắm được tình hình? Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này, ông Đinh Văn Bảo, Chủ tịch UBND xã Minh Trí (Sóc Sơn) cho biết: “Tôi vừa mới chuyển thông tin phản ánh cho cán bộ địa chính và cán bộ xây dựng để đi xác minh. Sau khi có thông tin chính thức thì sẽ cung cấp cho báo chí”.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Cận cảnh 2 công trình xây dựng trên đất lúa được nhóm phóng viên ghi nhận vào tháng 4.2023. Công trình bên trái chứa nhiều thùng sơn ngoài sân.

Liên quan đến bài viết “Hà Nội: Chính quyền địa phương để công trình vi phạm xây trên đất lúa nhiều năm không xử lý” do Báo Đại biểu Nhân dân đã đăng tải ngày 17.4, ông Đinh Văn Bảo - Chủ tịch UBND xã Minh Trí cho biết: Nguồn gốc đất tại 2 công trình nêu trên là đất nông nghiệp (đất trồng lúa), trong đó có một chút đất được người dân khai hoang trồng cây. Năm 2009 - 2012 xã Minh Trí thực hiện dồn điền đổi thửa điểm của huyện Sóc Sơn. Sau khi thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, chính quyền địa phương xã Minh Trí chia cho người dân bằng hình thức bốc thăm.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh -0
Khoảng 6 tháng sau, tới ngày 25.10, phóng viên ghi nhận được tại công trình bên trái xây dựng thêm một ngôi nhà kiên cố.

Khi nhận được phản ánh từ Báo Đại biểu Nhân dân, UBND xã Minh Trí đã tiến hành kiểm tra, ra soát 2 trường hợp xây dựng trái phép là hộ ông Nguyễn Văn Thường (SN 1960) vừa chăn nuôi bò vừa sang chiết sơn, hộ nhà ông Nguyễn Quang Mẫn (SN 1981) chăn nuôi lợn, bò. Thời điểm xây dựng được xác định khoảng thời gian từ năm 2012 - 2013.

Tính đến nay, 2 công trình sai phạm nêu trên đã được tồn tại khoảng thời gian là 10 năm, thế nhưng đến nay UBND xã Minh Trí chưa từng làm việc hay xử phạt đối với 2 công trình này, vị lãnh đạo cho biết thêm.

Sau đó, UBND xã Minh Trí đã giao cho địa chính và tổ trật tự xây dựng kiểm tra lại tình trạng sử dụng đất, đồng thời làm việc với 2 hộ gia đình để xác minh về sai phạm nêu trên để đưa ra phương án xử lý theo quy định của pháp luật.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.