Chăm sóc sức khỏe cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí - cần giải pháp thiết thực

Các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hiện đang rất thiếu về số lượng, trang thiết bị phục hồi chức năng. Mạng lưới cán bộ công tác xã hội chưa hình thành nên hiệu quả công tác chăm sóc và phục hồi chức năng tại trung tâm, gia đình và cộng đồng còn thấp... Trước thực tế này, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, PGS. TS. Trần Trọng Hải cho rằng, để phát hiện sớm, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cũng như tạo môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí rất cần những giải pháp thiết thực cụ thể.

Trẻ tự kỷ, người tâm tâm thần, nhiễu tâm trí ngày càng tăng

- Vấn đề trẻ tự kỷ, người bị tâm thần, người bị nhiễu tâm trí hiện không còn chỉ là mối lo của gia đình, mà trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Xin ông chia sẻ thêm về thực trạng này?

- Hiện nay, một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm là việc số lượng trẻ tự kỷ, người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng. Theo số liệu  gần đây của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số), trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Thực tế, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng tăng theo từng năm. Đặc biệt, không chỉ riêng trẻ em mà kể cả những người tự kỷ trưởng thành, cho đến nay vẫn chưa thể hòa nhập cộng đồng do những rào cản hay định kiến xã hội.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí - cần giải pháp thiết thực -0
Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, PGS. TS. Trần Trọng Hải 

Bên cạnh bệnh tự kỷ, bệnh rối nhiễu tâm trí cũng nhiều người mắc phải trong xã hội phát triển ngày nay. Ở Việt Nam, số người bị rối nhiễu tâm trí ước tính khoảng 10,5% dân số, tương đương 10,3 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng ước tính 2,5% số người rối nhiễu tâm trí (tương đương 200 ngàn người). Do vậy, căn bệnh này rất cần được xã hội quan tâm bởi tầm ảnh hưởng rộng cả ở phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Trên thực tế, người bị rối nhiễu tâm trí thường có những biểu hiện bệnh không rõ ràng nên khó phát hiện kịp thời. Đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Thậm chí, chính bản thân người mắc bệnh cũng không biết mình đang bị bệnh. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều trị, phục hồi.

- Trước thực trạng trên, ông có thể cho biết Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ gì cho nhóm đối tượng này, thưa ông?

- Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng với mục tiêu trợ giúp xã hội, trợ giúp người yếu thế, đặc biệt là đối với trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần được can thiệp và hỗ trợ. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với nhóm đối tượng này; chính sách bảo hiểm y tế; thực hiện dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng... Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên bị rối nhiễu tâm trí, bảo đảm phổ cập giáo dục; hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở có hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí…

Cần nhân rộng trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ dựa vào cộng đồng

- Như vậy, rất nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành dành cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí. Xin ông cho biết, đâu là khó khăn, vướng mắc khi triển khai chính sách này?

- Mặc dù có những chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi số trẻ được chẩn đoán tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ngày càng tăng, độ tuổi được chẩn đoán ngày càng nhỏ trong khi việc phát hiện sớm còn nhiều hạn chế. Cụ thể, thường nơi thăm khám và điều trị chỉ có ở các thành phố lớn.

Ngoài ra, các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hiện đang rất thiếu về số lượng, thiếu các trang thiết bị phục hồi chức năng; cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí còn thiếu. Đặc biệt, chưa hình thành được mạng lưới cán bộ công tác xã hội nên hiệu quả công tác chăm sóc và phục hồi chức năng tại trung tâm, gia đình và cộng đồng còn thấp... Vì vậy, rất cần những giải pháp thiết thực cụ thể để phát hiện sớm, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cũng như tạo môi trường hoà nhập cho trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 20.9.2021 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25.11.2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Ông đánh giá như thế nào về Chương trình này?

- Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 do Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm đầu mối thực hiện với mục tiêu tăng cường trợ giúp, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, thực hiện sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí. Do đó, đây là một chương trình cực kỳ cần thiết và cần được nhân rộng trong tương lai.

-Xin cám ơn ông!

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).