Đắk Lắk:

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo

Chăn nuôi heo theo quy mô trang trại ngay trong khu dân cư ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hàng chục năm qua, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ vậy, hộ chăn nuôi này còn ngang nhiên bao chiếm hồ Lắk, là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia để làm nơi nuôi cá, lắp đường ống nhựa PVC dẫn chất thải từ trang trại, xả thẳng ra hồ.

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được đơn kêu cứu của nhiều hộ dân ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk về việc, nhiều năm nay, hộ gia đình ông Lê Viết Thành (trú cùng địa phương) chăn nuôi heo theo quy mô trang trại với hàng trăm con heo ngay trong khu dân cư. Mùi hôi thối đã “hành hạ” người dân suốt nhiều năm qua.

Dân kêu cứu vì mùi hôi thối kéo dài nhiều năm

Nhận đơn kêu cứu của người dân, phóng viên đã về địa phương tìm hiểu thông tin thực tế. Theo ghi nhận, trang trại của hộ ông Lê Viết Thành với nhiều dãy chuồng trại nằm lọt giữa khu dân cư thuộc tổ dân phố 4 của thị trấn Liên Sơn. Chủ trang trại cho xây tường bao quanh rất cao, cổng luôn khóa chặt, người ngoài rất khó tiếp cận.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0

​​​​​​Trang trại heo của hộ ông Lê Viết Thành nằm trong khu dân cư

Ông Hoàng Thế Anh, nhà sát ngay trang trại của hộ gia đình ông Lê Viết Thành cho biết, gia đình ông Thành chăn nuôi trong khu dân cư đã hàng chục năm nay và liên tục mở rộng quy mô.

“Thời kỳ cao điểm, trang trại của ông Thành nuôi đến cả nghìn con heo thịt và heo nái. Một ngày, theo quy luật thì trang trại sẽ rửa chuồng 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Vào các thời điểm này thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc lan khắp xóm, hôi thối đến ngạt thở.”, ông Anh cho hay.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Liên Sơn, trang trại heo của hộ ông Thành có quy mô hàng trăm con, việc gây ô nhiễm môi trường là có thật nhưng việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn

Cũng theo ông Anh, dù chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhưng hộ gia đình ông Thành không có phương án thu gom, xử lý chất thải mà đào mương xả trực tiếp ra khu đất ngay sát Quốc lộ 27. Phân heo, nước thải từ trang trại tích tụ tại đây tạo một màu đen kịt, gây mùi hôi thối. Cực chẳng đã, người dân đã làm đơn phản ánh, kêu cứu gửi lên cơ quan chức năng của huyện Lắk và tỉnh Đắk Lắk.

“Mỗi lần có đơn, cơ quan chức năng cũng về kiểm tra, nhưng được vài ngày thì tình trạng hôi thối đâu lại vào đấy.”, ông Anh tâm sự.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -0
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo -5
Đường ống nhựa dài hàng chục mét, được đâm xuyên qua Quốc lộ 27, dẫn nước thải từ trang trại xả thẳng ra hồ Lắk

Ông Anh cho biết, từ khi người dân có đơn gửi chính quyền, hộ gia đình ông Lê Viết Thành đã cho lắp một đường ống nhựa PVC dài hàng chục mét, nối từ trang trại đâm xuyên qua Quốc lộ 27 rồi xả thẳng ra hồ Lắk.

Ông Nguyễn Văn Diệu (trú tổ dân phố 4, thị trấn Liên Sơn) phản ánh, nhà ông nằm sát ngay Quốc lộ 27, đối diện với hồ Lắk. Gia đình có mở quán bán cơm và nước giải khát. Thế nhưng, trang trại chăn nuôi heo của ông Thành xả thải ra ngay khu đất sát nhà ông gây mùi hôi thối, phát sinh rất nhiều ruồi muỗi, buộc ông phải đóng cửa quán cơm vì không có khách.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Nước hồ Lắk đóng váng, đổi màu do tích tụ nước thải từ trang trại thải ra
Nước hồ Lắk đóng váng, đổi màu do tích tụ nước thải từ trang trại thải ra

“Mùa nắng cũng như mùa mưa, chỉ cần một cơn gió là mùi hôi thối thốc lên nồng nặc. Đặc biệt, về ban đêm thì mùi hôi thối càng đậm đặc. Không tài nào ngủ được.”, ông Diệu than thở.

Xâm hại danh thắng hồ Lắk nghiêm trọng

Cũng theo người dân phản ánh, không chỉ xả thải gây ô nhiễm môi trường, hộ ông Lê Viết Thành còn bao chiếm cả hecta mặt nước hồ Lắk làm nơi chứa chất thải từ trang trại và nuôi cá.

Ghi nhận của phóng viên, tại một khu vực eo của hồ Lắk nằm sát Quốc lộ 27, một bức “đê bao” bằng tre được dựng lên, kéo dài hàng chục mét, khoanh khu vực eo này tạo thành hồ nuôi cá rộng cả hecta. Người dân ở đây vẫn quen gọi là “hồ cá ông Thành”.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Khu vực eo hồ Lắk bị lấn chiếm, biến thành "hồ cá ông Thành"

Bên ngoài bức “đê bao” bằng tre, lục bình ken dày đặc. Còn bên trong “hồ cá ông Thành”, hoạt động nuôi, đánh bắt cá đang diễn ra. Tại khu vực đất nằm sát Quốc lộ 27 thì được tận dụng trồng rau. Cũng tại khu vực đất này, một đường ống nhựa được lắp đặt, nối từ trang trại ông Thành đâm xuyên qua Quốc lộ 27 kéo thẳng ra “hồ cá ông Thành”. Nước từ đường ống này chảy ra hồ Lắk với màu đen kịt, nổi bọt trắng, bốc mùi hôi thối. Cả một khu vực “hồ cá ông Thành” nổi váng đen, phủ kín một góc hồ. Theo người dân, đây chính là phân heo đông kết lại sau nhiều năm tích tụ lại. Chỉ cần một cơn gió, mùi hôi thối từ “hồ cá ông Thành” sẽ xộc vào khu dân cư.

Làm việc với ông Lê Thế Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn, ông này xác nhận, trang trại chăn nuôi heo của hộ ông Lê Viết Thành xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến người dân là có thật.

Theo ông Anh, qua khai báo từ hộ ông Thành thì quy mô trang trại chăn nuôi khoảng 500 con heo, thế nhưng qua nắm bắt từ người dân, có những thời điểm lên đến cả nghìn con. Cũng theo ông Anh, trang trại của ông Thành là tự phát và tồn tại gần 20 năm nay. Trang trại không nằm trong khu quy hoạch chăn nuôi và cũng không được cấp phép.

Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Bao chiếm hồ Lắk làm nơi nuôi cá, chứa chất thải từ trang trại nuôi heo
Người dân đánh cá trên "ao cá ông Thành"

“Trang trại heo của ông Thành xả thải gẫy ô nhiễm là có, nhưng vấn đề kiểm tra rất khó, muốn vào bên trong trang trại kiểm tra thì phải thành lập đoàn liên ngành. Đến thời điểm này, địa phương chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở mà chưa có hình thức xử phạt gì đối với trang trại”, ông Lê Thế Anh cho biết.

Về việc hộ ông Lê Viết Thành bao chiếm hồ Lắk để nuôi cá, làm nơi chứa chất thải từ trang trại, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn cũng xác nhận là có thật, tuy nhiên lãnh đạo thị trấn Liên Sơn cho rằng, vấn đề vượt thẩm quyền của thị trấn và đơn vị đã báo cáo lên UBND huyện. Trước mắt, thị trấn đang vận động hộ gia đình ông Thành tự tháo dỡ “đê bao” bằng tre, trả lại hiện trạng hồ Lắk.

Trong khi đó, trao đổi với ông Nay Y Phú, Chủ tịch UBND huyện Lắk, ông cho biết huyện cũng đã nhận được đơn phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cho các phòng ban chuyên môn tiến hành kiểm tra, báo cáo. Khi có báo cáo thì huyện sẽ họp, xem xét và có chỉ đạo xử lý cụ thể.

Hồ Lắk có diện tích hơn 500 hecta, đây là một trong những hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Hồ Lắk là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, hồ Lắk còn là một vựa cá lớn của tỉnh. Đặc biệt, trên đỉnh đồi cạnh hồ Lắk đã được vua Bảo Đại xây dựng một biệt điện để nghỉ ngơi, ngắm phong cảnh. Biệt điện hiện đang được trùng tu và khai thác phục vụ khách du lịch. Ngày 11.5.1993, hồ Lắk được nhà nước công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia.

Xã hội

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.

Trung tâm quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan
Xã hội

Hiện thực hóa mục tiêu cải cách hải quan

Theo Cục Hải quan, 10 năm qua, Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, là động lực để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan và các bộ, ngành, hướng tới Chính phủ điện tử.

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.