Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ở Đắk Lắk

Bài cuối: Góp phần giữ bình yên cao nguyên Đắk Lắk

Công tác tín dụng chính sách là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị Đắk Lắk quan tâm, nhằm bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, công tác này càng trở nên ý nghĩa hơn khi trở thành cánh tay đắc lực của Chính phủ trong thực hiện công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Trong năm 2021, triển khai chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chi nhánh NHCSXH Đắk Lắk đã giải ngân cho 12 người sử dụng lao động để thực hiện trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 902 lượt người lao động, với số tiền cho vay là 2.853 triệu đồng; đầu năm 2022 đã triển khai thực hiện các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

NHCSXH Đắk Lắk luôn đồng hành với đồng bào. Ảnh: TTXVN
Ngân hàng chính sách xã hội Đắk Lắk luôn đồng hành với đồng bào. Ảnh: TTXVN

Song song với nhiệm vụ cho vay phục hồi và phát triển kinh tế, NHCSXH Đắk Lắk không lơ là với 18 chương trình cho vay khác đang thực hiện. Nhờ đó, đã có trên 803.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn, tạo việc làm cho nhiều người lao động; giúp 87,5 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính, thiết bị học tập và trang trải các chi phí để đến trường; thu hút tạo việc làm cho 37,8 nghìn lao động, xây dựng được trên 139.000 công trình nước sạch và 136 nghìn công trình vệ sinh môi trường theo chuẩn quốc gia; xây được 19.000 căn nhà cho hộ nghèo không có nhà ở, 1,6 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài…

Đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết 11 (đầu năm 2022) đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phục hồi kinh tế cho các đối tượng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đặc biệt, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 4.410 lao động, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho 117 hộ gia đình, giúp cho 82 học sinh, sinh viên có điều kiện trang bị máy tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập; 48 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập được vay vốn mua sắm trang thiết bị giáo dục, y tế, sửa chữa cơ sở do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và 405 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được vay vốn hỗ trợ xây nhà để ở, tạo đất sản xuất và chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 264 nghìn hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,94% vào năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

Ngăn ngừa tín dụng đen

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở Trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Toàn tỉnh có hơn 1,9 triệu người với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) hơn 667 nghìn người, chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh, phân bổ rải rác ở đều khắp 184/184 xã, phường, thị trấn.

Với địa bàn phức tạp, đông đồng bào DTTS, trình độ dân trí không đồng đều nhất và sự khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đã khiến không ít đồng bào rơi vào bẫy tín dụng đen. Chủ tịch UBND huyện Ea H’ Leo, Nguyễn Văn Hà chia sẻ, trên địa bàn Ea H’Leo, tình trạng hoạt động tín dụng đen vẫn diễn ra. Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo công an xây dựng các chuyên án để triệt phá các băng nhóm.

Qua điều tra, các băng nhóm tín dụng đen này là những người nơi khác đến thuê nhà trọ, thuê cơ sở kinh doanh để trá hình, núp đằng sau hoạt động tín dụng đen. Một số bà con đã bị mắc lừa, bị lôi kéo vào hoạt động tín dụng đen. Bên cạnh đó, cũng có những đối tượng cầm đầu tín dụng đen đến đòi nợ rồi gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Huyện đã chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng trên địa bàn cùng vào cuộc xử lý vấn nạn này.

"Một mặt, chúng tôi phối hợp với các tổ chức tín dụng, đặc biệt là NHCSXH tỉnh rà soát nhu cầu vay vốn của bà con, giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn khi cần, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra" - Chủ tịch Nguyễn Văn Hà nói.

Trước tình hình trên, Chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn chú trọng nắm bắt tình hình nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách; chủ động khơi thông nguồn vốn bằng những giải pháp thiết thực như triển khai xe ngân hàng lưu động tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; phối hợp với chính quyền và các tổ chức rà soát linh hoạt trong thủ tục để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn kịp thời, đúng đối tượng chính.

Hiện, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk có 183 điểm giao dịch đến tận các xã vùng sâu vùng xa, với trên 190.000 hộ nông dân được tín chấp vay vốn để đầu tư sản xuất, làm nhà ở hoặc nuôi con học đại học. Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hơn 7.117 tỷ đồng, tăng 786,9 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng đạt 12,43%, với trên 167 nghìn hộ vay còn dư nợ.

Cùng với đó, NHCSXH tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện Đề án đầu tư tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trình HĐND tỉnh Đắk Lắk để bố trí nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH. Đồng thời, đẩy mạnh huy động tiền gửi đối với tổ chức, cá nhân, nhận tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, bảo đảm hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch được giao năm 2023. Tăng cường hoạt động cho vay theo kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình được giao năm 2023, bao gồm nguồn vốn Trung ương và địa phương (kể cả nguồn vốn quay vòng); tiếp tục phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 0,2%...

"Chúng tôi sẽ nỗ lực chủ động nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu khi hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách cần. Đây cũng là cách NHCSXH tỉnh góp phần gìn giữ sự bình yên cho vùng đất đầy nắng gió này" - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đào Thái Hòa nói.

Xã hội

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3
Xã hội

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3, chiều 16.9, tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức Việt Nam, Công ty cổ phần Văn hóa Đọc và Học Việt Nam ủng hộ 250 triệu đồng cho người dân tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên khắc phục hậu quả thiên tai.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ

Sáng 16.9, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Hữu Tú; Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Nguyễn Huy Thông, đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp
Xã hội

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp

Ngày 16.9 tại Hà Nội, Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn, (Hội Nông dân Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Đời sống

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Sáng 16.9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam Trương Xuân Cừ đã chủ trì buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024 và cập nhật tình hình Hội NCT chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ xuất quân
Xã hội

Sẵn sàng cho lễ xuất quân

Sáng ngày 16.9, tại Hà Nội, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, đã chủ trì kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 (BVDC2.6) và Đội Công binh số 3 (ĐCB3) lên đường làm nhiệm vụ tại Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà người lao động bị thiệt hại
Xã hội

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà người lao động bị thiệt hại

Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cùng hàng triệu trái tim trên cả nước chung tay ủng hộ, trao tặng quà, thăm hỏi, động viên người dân, đoàn viên, người lao động bị thiệt hại do bão lũ. Theo đó, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã trực tiếp tặng quà, thăm hỏi người lao động tại các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ siêu Bão Yagi vừa qua.

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3
Đời sống

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3

Giữa cảnh hoang tàn của nhiều làng quê Yên Bái sau cơn bão lịch sử Yagi, chuyến đi của đoàn từ thiện Nhật Bản, gồm tổ chức Peace Winds Japan và tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam đã mang theo không chỉ những phần quà thiết thực mà còn là lời an ủi, động viên cho những người dân vừa trải qua cơn lũ kinh hoàng. Họ đến với lòng nhân ái, tình thương và sự cảm thông, những món quà mang theo hy vọng và niềm tin cho ngày mai tốt đẹp hơn.

TP. Hồ Chí Minh: Cận cảnh các công trình vi phạm trật tự xây dựng ngang nhiên tồn tại ở khu dân cư Bắc Rạch Chiếc
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Cận cảnh các công trình vi phạm trật tự xây dựng ngang nhiên tồn tại ở khu dân cư Bắc Rạch Chiếc

Sân bóng cỏ nhân tạo Saca Arena, Bắc Rạch Chiếc, quán nhậu Thanh Hằng, hai điểm rửa và kinh doanh cát tại Dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (phường Phước Long A, TP. Thủ Đức) dù không phép, bị cơ quan chức năng yêu cầu trả lại hiện trạng ban đầu, tuy nhiên những công trình vi phạm này vẫn ngang nhiên hoạt động suốt nhiều năm qua.

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn
Đời sống

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn

Sẻ chia với những mất mát của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ, Hội Chữ Thập đỏ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ tới các gia đình bị thiệt hại.

Hà Nội: Thủ phủ đào Nhật Tân còn lại gì sau trận lũ lịch sử?
Xã hội

Hà Nội: Thủ phủ đào Nhật Tân còn lại gì sau trận lũ lịch sử?

Sau cơn bão Yagi, trận lũ lịch sử đã nhấn chìm khu vực trồng đào Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội), một trong những vùng trồng đào nổi tiếng nhất miền Bắc. Hàng vạn cây đào bị chết khô, rụng lá, khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa, điêu đứng vì mất trắng tài sản.