Triển khai Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bài 3: Quay đầu... thấy bờ bến rộng

Quyết định 22 là một mũi tên trúng nhiều đích, vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thay đổi nhận thức, sự kỳ thị của xã hội và cũng là cơ hội tốt để người mãn hạn tù không còn tự ti. Quan trọng hơn, Quyết định 22 đi vào cuộc sống đã làm lay động trái tim những người từng lầm lỡ; thức tỉnh bản tính lương thiện, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội...

Vượt qua chính mình

Bước vào căn nhà 5 gian, chúng tôi không khỏi trầm trồ trước cơ ngơi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Long và chị Vũ Thị Yến ở Bình Giang, Hải Dương. Nếu không có sự giới thiệu của Thiếu tá Lê Xuân Thành - Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Công an huyện Bình Giang, chúng tôi không nghĩ đây là cơ ngơi của một người đã từng một thời lầm lỡ.

Nhắc lại câu chuyện cũ, giọng anh Long chợt chùng xuống, anh kể: "sau khi tôi bị bắt giữ, mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Trong khi đồng lương giáo viên mầm non vô cùng eo hẹp… Những ngày phải trả giá cho sự sốc nổi của mình, tôi vô cùng ân hận. Tôi quyết tâm phải làm lại cuộc đời".

Tuy nhiên, khi trở lại với cuộc sống, anh Long cũng phải đối mặt với thực tại vô cùng tàn khốc. Không đồng vốn trong tay, không bằng cấp... Vào những lúc tưởng như vô vọng ấy, sự đồng hành của người vợ, sự giúp đỡ của người thân và lực lượng công an cơ sở đã giúp anh Long dần lấy lại tự tin trong cuộc sống. "Lúc đó, bố mẹ vợ đã đứng ra bảo lãnh, giúp vợ chồng tôi vay được 300 triệu đồng. Có số tiền này, chúng tôi góp vốn với anh em trong nhà mua một chiếc máy xúc, tiến hành tháo dỡ các công trình", anh Long chia sẻ.

Dần dà, từ một chiếc máy xúc ban đầu góp vốn, đến thời điểm này, vợ chồng anh Long đã sở hữu 4 chiếc máy xúc. Việc làm ăn thuận lợi, anh còn giúp tạo việc làm cho nhiều người lao động ở trong và ngoài xã.

"Đợt triển khai Quyết định 22 vừa qua, tôi may mắn đủ điều kiện để vay vốn. Khoản vay này sẽ giúp chúng tôi mở rộng việc kinh doanh. Chắc chắn tôi sẽ không làm mọi người thất vọng" - anh Long khẳng định.

Người dân xã Hồng Lâm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã quen với hình ảnh anh Hà Việt Thương sáng chiều cần mẫn trên đường rừng, bất kể ngày nắng, ngày mưa. "Với tôi, nguồn vốn chính sách xã hội 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện không đơn giản là sự hỗ trợ về tài chính mà trên hết là sự quan tâm, tin tưởng để tôi có thêm nghị lực tìm lại cuộc sống bình yên" - anh Hà Việt Thương tâm sự.

Ảnh: Anh Nguyễn Văn Long chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình. Ảnh: X. Mai
Anh Nguyễn Văn Long chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình. Ảnh: X. Mai

Hiện nay, với số vốn hỗ trợ trên, anh Hà Việt Thương đã đầu tư trồng 3.000 gốc quế và vườn keo. Cuộc sống đã dần đi vào ổn định. Đặc biệt, dưới sự động viên của chính quyền, gia đình và bà con hàng xóm anh Thương đã dần cởi mở và đang từng ngày, từng giờ nỗ lực lao động, chăm sóc rừng, mong đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội dành cho bản thân.

Còn với anh Nguyễn Văn Quyết, tổ 16, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang, khi mới trở về, từng lo lắng vì chưa biết làm gì. Được vay 100 triệu đồng vốn chính sách, anh đầu tư lại toàn bộ cửa hàng tạp hóa. Anh Quyết chia sẻ, anh chỉ muốn quên đi những gì từng diễn ra và bỏ rượu, chăm chỉ và chí thú làm ăn. Với anh bây giờ, gia đình là trên hết và nhiệm vụ lớn nhất là tập trung làm ăn để lo cho các con học hành. "Mỗi ngày, doanh thu từ cửa hàng tạp hóa cũng được gần 2 triệu đồng, vợ chồng tôi mãn nguyện lắm rồi..." - anh  Nguyễn Văn Quyết bày tỏ.

Để Quyết định 22 phát huy cao nhất

Chia sẻ về ý nghĩa nhân văn của Quyết định 22, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho hay, việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho người chấp hành xong án phạt tù không chỉ giúp họ có điều kiện phát huy được năng lực lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, mà còn góp phần vào phòng ngừa tội phạm và duy trì an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Từ góc độ người dân, ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay, Quyết định 22 là một mũi tên trúng nhiều đích, vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa bảo đảm an ninh trật tự, thay đổi nhận thức, sự kỳ thị của xã hội và cũng là cơ hội rất tốt để người mãn hạn tù không còn tự ti. Kịp thời hỗ trợ người mãn hạn tù và doanh nghiệp sử dụng người mãn hạn tù, tận dụng tối đa nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Ông Lê Quang Trung cho biết, rất vui khi thấy cả hệ thống chính trị ráo riết vào cuộc triển khai Quyết định. Thực tế, việc giúp đỡ người mãn hạn tù hoàn lương đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ lâu. Đơn cử, từ tháng 12.2016, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 44 để hướng dẫn Nghị định 80/2011 về tái hòa nhập cộng đồng với người mãn hạn tù. Thông tư này đã có quy định về tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, cho vay vốn, cũng đã được nhiều địa phương triển khai thực hiện. Nhiều địa phương đã triển khai các quỹ để tư vấn, hỗ trợ, cho vay vốn, tạo việc làm. Các quỹ hoàn lương, quỹ doanh nhân với an ninh trật tự, hay quỹ tái hòa nhập cộng đồng cũng đem lại những kết quả rất đáng khích lệ, số người tái phạm hạn chế rất nhiều so với những nơi không có quỹ.

Đến nay, Quyết định 22 ra đời mang tính bao trùm và sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho những người vừa chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên, để Quyết định 22 phát huy hết tính nhân văn và hiệu quả, các địa phương cần tập trung nâng cao nhận thức, trước hết là cán bộ ở các địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, cán bộ của các tổ chức chính trị, xã hội; tạo ra nhận thức đầy đủ đối với người thực hiện xong án phạt tù để họ có cơ hội có việc làm, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của chính sách này. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, tạo cho cộng đồng có cách nhìn mới, tin tưởng hơn vào những người đã chấp hành xong án phạt tù, tránh kỳ thị, để họ tự khẳng định mình trong cộng đồng dân cư.

Cùng với đó, các địa phương cần có kế hoạch phối hợp để nắm chắc những người chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù, họ còn thiếu gì để hỗ trợ, để họ sớm có việc làm, ổn định cuộc sống. "Tôi muốn đề xuất theo hướng 5 hỗ trợ: định hướng việc làm; hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình họ sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ về vốn làm sao đúng tiến độ, kịp thời; hỗ trợ thị trường tiêu thụ nếu họ tự sản xuất, kinh doanh; quản trị tài chính vĩ mô, sử dụng nguồn vốn vay sao cho hiệu quả, hợp lý..." - ông Lê Quang Trung nói.

Xã hội

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).