Hoạt động đăng kiểm xe cơ giới

Bài 2: Nhiều giải pháp tháo gỡ

Như đã phản ánh ở bài trước, năm 2023, nhiều TTĐK trên cả nước có những sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến hoạt động này và đời sống xã hội. Từ thực tiễn bộc lộ nhiều quy định chính sách bất cập, không còn phù hợp. Chính phủ đã ban hành nghị định, Bộ Giao thông Vận tải ra nhiều thông tư để sửa đổi, bổ sung, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) liên tiếp có những văn bản chỉ đạo và điều hành.

Cấp bách và kịp thời

Trước năm 2023, hoạt động đăng kiểm chủ yếu thực hiện theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Tuy nhiên, khi xảy ra biến động, dư luận xã hội “mổ xẻ” thấy nhiều điểm trong các quy định cũ đã không còn phù hợp, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 139.

Thông tư số 43/2023/TT-BGTVT ngày 29.12.2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 15.2.2024. Trong đó có nội dung đáng chú ý: Quy định rõ 19 trường hợp xe cơ giới có thay đổi được đến trực tiếp TTĐK để kiểm định hoặc nghiệm thu + kiểm định mà không phải làm hồ sơ cải tạo xe.

Theo giới chuyên môn, nghị định mới này có "5 siết" và "5 mở" để quản lý chặt chẽ hơn, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng hơn cho các đơn vị tham gia lĩnh vực này. Cụ thể, "5 siết" gồm: Quản lý chặt chẽ hơn việc cấp phép cho các đơn vị đăng kiểm khi yêu cầu bổ sung thêm văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương; phân cấp rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc cấp phép, quản lý hoạt động các đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên; quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm, làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ; tăng chế tài xử lý vi phạm của đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên để tăng tính răn đe; tăng trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm, ràng buộc trách nhiệm của tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm nếu để xảy ra sai phạm.

Theo đó, “5 mở" gồm: Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (4S và 5S), các đơn vị vận tải, các đơn vị đăng kiểm của công an, quân đội có thể tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định (khi được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); các lực lượng công an, quân đội được tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định xe cơ giới dân sự trong trường hợp cấp bách; điều chỉnh số lượng nhân sự tối thiểu trong dây chuyền nhằm giảm nguy cơ dừng hoạt động, đồng thời khuyến khích các đơn vị đăng kiểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; điều chỉnh giảm thời gian thực tập nghiệp vụ đối với các trường hợp đã có kinh nghiệm làm việc trực tiếp tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; bãi bỏ quy định khống chế số lượng xe kiểm định trong ngày của đơn vị đăng kiểm nhằm phát huy tối đa sự chủ động, linh hoạt của các đơn vị đăng kiểm.

Các Đăng kiểm viên đang kiểm định xe tại TT ĐK thuộc Cục ĐKVN
Các Đăng kiểm viên đang kiểm định xe tại TT ĐK thuộc Cục ĐKVN

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, trước thời điểm năm 2023, hoạt động đăng kiểm theo Thông tư số 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Thông tư số 85/2014, Thông tư số 42/2018). Tuy nhiên, khi phát sinh và nhận thấy những bất cập, ngày 21.3.2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 02/2023, ngày 21.3, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 16/2021 với 8 điểm mới: Miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới; các trường hợp không phải đăng kiểm trên dây chuyền; sửa đổi hồ sơ đăng kiểm ô tô; giãn chu kỳ đăng kiểm xe ô tô; quy định về phụ lục đăng kiểm... Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, nên ngày 2.6 Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ban hành Thông tư số 08/2023 và đến ngày 29.12.2023 tiếp tục ban hành Thông tư số 43/2023 là mới nhất để áp dụng lĩnh vực đăng kiểm này.

Về phía Cục ĐKVN, với vai trò là quản lý nhà nước về lĩnh vực đăng kiểm, trong năm 2023 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành kịp thời, nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ cho các TTĐK hoạt động thông suốt, khắc phục những khó khăn bất cập. Cụ thể, Công văn số 304 ngày 2.3; Công văn số 853 ngày 10.3; Công văn số 1379 ngày 12.4; Công văn số 1397 ngày 13.4...

Với tinh thần quyết liệt, cấp bách, kịp thời; Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và Cục ĐKVN đã sát sao chỉ đạo, gỡ khó và điều chỉnh những bất cập, để đưa hoạt động đăng kiểm ổn định trở lại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo niềm tin cho Nhân dân.

Nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt

Theo Thông tư số 08/2023 và có hiệu lực ngay sau ngày 3.6.2023, hàng triệu xe được tự động gia hạn đăng kiểm, chủ xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có thể tự tra cứu thông tin và in giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định; hiệu quả giảm tức thì và dần chấm dứt tình trạng xếp hàng, ùn ứ tại các TTĐK được người dân đồng tình và đánh giá cao.

Chị Nguyễn Thị Lan (Quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: Là phụ nữ, việc đi xếp hàng đăng kiểm đã gian nan, nhưng sau khi có quy định gia hạn, chị chỉ cần ở nhà mất vài phút truy cập trang web Cục ĐKVN tại địa chỉ http://www.vr.org.vn/, vào mục "Tra cứu gia hạn kiểm định", sẽ xuất hiện trang web: https://giahanxcg.vr.org.vn; rồi nhập các thông tin về biển đăng ký, số seri giấy chứng nhận kiểm định, mã xác thực..., rất đơn giản và nhanh chóng là ra kết quả, in ra và đi lại bình thường.

Theo số liệu của Cục ĐKVN, cả nước hiện có khoảng 3 triệu phương tiện ô tô chở người đến 9 chỗ (ô tô con) không kinh doanh vận tải, trong đó khoảng 1,4 triệu phương tiện ô tô con không kinh doanh vận tải thuộc diện được tự động áp dụng gia hạn thời hạn hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận và tem kiểm định trong khoảng từ ngày 3.6.2023 đến hết ngày 30.6.2024. Việc chủ phương tiện không phải đưa xe đến TTĐK để thực hiện kiểm định lại (do phương tiện đã được kiểm định trước đó) là giải pháp vừa giải quyết được ùn tắc phương tiện đến kiểm định thời gian vừa qua, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu kiểm định cho các loại phương tiện kinh doanh vận tải và các phương tiện khác hết hạn kiểm định nhưng chưa được kiểm định để sớm đưa các phương tiện vào khai thác vận tải, được người dân, doanh nghiệp và xã hội ủng hộ. Việc này đã giảm thiểu rất nhiều chi phí xã hội, góp phần khôi phục chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thực tế hoạt động, cơ quan đăng kiểm đã xây dựng phần mềm, thuê đường truyền và hạ tầng công nghệ thông tin… để người dân và doanh nghiệp được thuận lợi trong việc tra cứu thông tin, in giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định (bản điện tử có ký số của Cục ĐKVN và có QR-Code để xác thực), sử dụng cùng với giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định đã cấp trước đó có thời hạn, hiện đã hết theo thời hạn cũ khi tham gia giao thông.

Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).