Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ở Đắk Lắk

Bài 1: Tiếp sức cho hộ nghèo vượt khó

Mau chóng đưa Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.1.2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 11) vào cuộc sống, tỉnh Đắk Lắk - trực tiếp là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã kịp thời giải ngân, tiếp thêm động lực để hộ nghèo và đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kịp thời trợ lực

Gia đình bà H’Non Ayũn ở thôn 5 xã Ea Bhok, huyện Cư Kuin là một trong những hộ được vay vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và đã phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình.

Bà H'Non Ayũn cho biết, khi đại dịch xảy ra, gia đình bà cũng khốn đốn vì cà phê, hồ tiêu sản xuất ra không tiêu thu được; mọi chi phí chăm sóc vẫn phải duy trì… khiến cả gia đình đứng ngồi không yên. May mắn, khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ người dân phục hồi phát triển kinh tế, bà H'Non được vay 90 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của NHCSXH huyện Cư Kuin. Với số tiền này, cả nhà đã tập trung chăm bón cho 1ha cà phê, xen canh cây tiêu, cây cau và cây sầu riêng.

"Mùa thu hoạch năm nay, riêng cà phê là nguồn thu chính, đã có khoảng 5 tấn nhân cà phê, tương đương cho thu nhập khoảng 205 triệu đồng. Chúng tôi mừng lắm và mong muốn sau này vẫn được vay thêm vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh" - bà H'Non Ayũn phấn khởi.

Nguồn vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất cũng đã giúp gia đình anh Triệu Văn Vinh ở Thôn 6A, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc thoát cảnh đói nghèo trong gang tấc. Sinh sống trong một gia đình thuần nông, quanh năm phụ thuộc vào nương rẫy, cuộc sống bình thường của gia đình anh Vinh vốn đã rất khó khăn.

Khi đại dịch xảy ra thì "cái sự khó" lại tăng lên gấp mấy lần. Với suy nghĩ quyết tâm phải tìm hướng phát triển kinh tế, thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn, năm 2022, anh Vinh xin tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thôn và được Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV hướng dẫn vay vốn NHCSXH. Ngoài số vốn vay theo chương trình hộ nghèo, anh Vinh còn được vay 30 triệu đồng theo Nghị quyết 11 để đầu tư mô hình nuôi dế. Hơn 1 năm chăm chỉ vun vén, đến nay, mô hình nuôi dế đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt; giúp cho gia đình 4 người từ chỗ không có công việc ổn định, đã vươn lên thoát nghèo với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng lên 14 triệu đồng/tháng.

Anh Vinh cho biết, với những kết quả đạt được, anh dự kiến cuối năm sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi dế kết hợp phân phối giống cho các hộ gia đình có nhu cầu thực hiện mô hình này. Anh sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân trong huyện nếu có nhu cầu tìm hiểu mô hình nuôi dế.

Gia đình bà H’Non và gia đình anh Vinh là hai trong hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được vay vốn từ Chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Nguồn vốn này đã góp phần giúp các hộ gia đình có vốn đầu tư phục hồi sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Hơn 8 nghìn người dân được thụ hưởng

Ngay khi Nghị quyết số 11/NQ-CP ra đời, NHCSXH Đắk Lắk lập tức tập trung triển khai giải ngân vốn tới tay đồng bào. Đến nay, Chi nhánh đã triển khai 5/5 chương trình cho vay theo Nghị quyết 11, với số tiền gần 428 tỷ đồng cho 8.088 khách hàng vay vốn.

Cụ thể, cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được 6.139 lao động, với số tiền 271,3 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được 195 hộ, với số tiền hơn 66,6 tỷ đồng; cho 82 học sinh, sinh viên vay để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập, với số tiền 902 triệu đồng; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 48 cơ sở, với số tiền 2,6 tỷ đồng; cho vay 1.624 hộ đồng bào DTTS và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP để chuyển đổi nghề và sửa chữa nhà, số tiền 86,4 tỷ đồng.

"198 tỷ đồng vốn còn lại chúng tôi sẽ giải ngân hết từ nay đến cuối năm 2023. Bên cạnh đó, chúng tôi cho vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất hơn 3.230 tỷ đồng cho hơn 83.000 khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, tổng số tiền hỗ trợ lãi là 66,5 tỷ đồng" - Giám đốc NHCSXH Đắk Lắk Đào Thái Hòa cho biết.

Giám đốc Đào Thái Hòa cũng chia sẻ thêm, để triển khai hiệu quả Nghị quyết 11, Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đôn đốc triển khai thực hiện; niêm yết công khai Nghị quyết 11 tại điểm giao dịch cấp xã để tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Chính phủ. Chi nhánh cũng đã chỉ đạo phòng giao dịch cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổng hợp danh sách khách hàng có nhu cầu, hoàn thiện hồ sơ vay vốn, tập trung giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân, NHCSXH tỉnh phối hợp với tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và tư vấn, hướng dẫn để đối tượng vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.

Có thể nói, sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết 11, NHCSXH tỉnh đã mau chóng chuyển tải nguồn vốn đến với đồng bào khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã vượt qua khó khăn, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…