Triển khai Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bài 1: Quyết định mở đường

Chưa đầy 6 tháng triển khai Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg (Quyết định 22) của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, hơn 3.000 người chấp hành xong án phạt tù trên toàn quốc đã được các địa phương hỗ trợ việc làm với hơn 237 tỷ đồng vốn chính sách xã hội. Đây là một chính sách mới chưa từng có tiền lệ, mở ra con đường mới cho những người đã từng lầm lỗi có thêm động lực vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng...

NHCSXH sẵn sàng nguồn lực đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các đối tượng vừa chấp hành xong án phạt tù. Ảnh: Bạc Liêu
NHCSXH sẵn sàng nguồn lực đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các đối tượng vừa chấp hành xong án phạt tù. Ảnh: Bạc Liêu

 Bộ, ngành quyết liệt

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Long - Thứ trưởng Bộ Công an, Quyết định 22 là một chính sách mới, có ý nghĩa đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Công tác tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thời gian qua, công tác này đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù sớm ổn định cuộc sống, không tái phạm tội. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu như mong muốn. Trong đó, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù có việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Từ thực tế đó, Bộ Công an, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các bộ, ngành liên quan đã nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. "Đây là lần đầu tiên chúng ta có một cơ chế rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù" - Thứ trưởng Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Từ góc độ địa phương, Đại tá Lục Thế Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang nhận định, Quyết định 22 mà cụ thể là chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù nhằm hỗ trợ các đối tượng về cư trú tại địa phương để tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút người lao động là người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc; thể hiện chính sách nhân văn, nhân đạo, khoan dung của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù qua các chính sách của Nhà nước; thể hiện trách nhiệm, tình cảm của người thân, gia đình và cộng đồng xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù. Từ đó, xóa đi mặc cảm tự ti, nhằm ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội, hạn chế tái phạm tội để giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tạo điều kiện cho người ta có những cơ hội để làm lại cuộc đời, giúp cho người ta những nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; góp phần vào công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

"Chúng tôi đang ráo riết chỉ đạo lực lượng công an các cấp trên địa bàn phối hợp với NHCSXH rà soát, đánh giá và tạo điều kiện để giúp cho những đối tượng này được thụ hưởng chính sách một cách kịp thời và thuận lợi nhất" - Đại tá Lục Thế Hưng nhấn mạnh. 

Hiện, Hà Giang còn khoảng 800 trường hợp đủ điều kiện để thụ hưởng chính sách nhân văn theo Quyết định 22 của Chính phủ. Lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng cho hay, thời gian tới, Hà Giang sẽ tăng cường nguồn ủy thác qua NHCSXH để có thêm nguồn vốn tạo việc làm, tạo điều kiện cho người trở về có thể nhanh nhất, tái hòa nhập và trở lại cuộc sống bình thường.

Ngân hàng sẵn sàng

Chia sẻ thêm về chính sách này, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, Quyết định 22 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bao gồm 16 Điều và 2 mẫu biểu, trong đó quy định rõ về đối tượng thụ hưởng, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay, mức vốn vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay và quy định cụ thể về nguồn vốn cho vay để thực hiện.

Việc quy định các nguồn vốn để bố trí cho vay theo Quyết định số 22, thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

Cụ thể, theo điều 3 của Quyết định 22 thì đối tượng được vay vốn là những người chấp hành xong án phạt tù, bao gồm: Người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận; người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá; các cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Chi phí cho việc học tập, nâng cao trình độ tay nghề, chi phí để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm là những mục đích được hỗ trợ vay vốn theo nội dung quyết định này. Đối với cá nhân khi vay vốn để đào tạo nghề thì mức tối đa là 4 triệu đồng/tháng, để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thì mức tối đa là 100 triệu đồng/người. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

Đặc biệt, Quyết định 22 cũng nêu rõ, thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Cụ thể, thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khóa học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Còn thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định như sau: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Đối với cho vay để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thì thời hạn cho vay tối đa là 120 tháng.

Xã hội

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).