Tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập khi nghỉ hưu

Trao đổi bên lề Hội thảo Công bố ấn phẩm về dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và các khuyến nghị pháp lý diễn ra mới đây, PHÓ CHỦ NHIỆM (PCN) ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI BÙI SỸ LỢI cho biết, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung cho chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện thì người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống khi nghỉ hưu.

- Thưa Phó chủ nhiệm, được biết tới đây Bộ LĐ, TB và XH sẽ thực hiện thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung đối với một số tập đoàn, doanh nghiệp. Phó chủ nhiệm đánh giá như thế nào về lợi ích của quỹ hưu trí này?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Chính sách bảo hiểm xã hội của nước ta hiện nay gồm hai loại hình là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện đang được tiến hành mở rộng nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia để thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội trong tương lai.

Hiện nay, song song với việc xử lý vấn đề lương hưu là xử lý vấn đề trợ cấp xã hội cho những người từ 80 tuổi trở lên, nhằm bảo đảm đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho những người già. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ mới bảo đảm được sự công bằng, tức là mức sống trung bình. Do vậy, bổ sung thêm hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung là nhằm cải thiện đời sống và thu nhập cho người nghỉ hưu.

Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bổ sung cho chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp dưới hình thức tài khoản cá nhân. Như vậy, ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện thì người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống khi nghỉ hưu.

- Theo như Phó chủ nhiệm nói thì bảo hiểm hưu trí bổ sung là hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy, có vấn đề gì không khi thực hiện cùng lúc với bảo hiểm bắt buộc, thưa Phó chủ nhiệm?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm Prudential, bảo hiểm thương mại… vì vậy, theo tôi không có vấn đề gì khi thực hiện cùng lúc hai loại hình này, bởi đây là vấn đề tự nguyện. Quan trọng là làm sao để bảo đảm được sự bền vững, có được chính sách quản lý, bảo lãnh, cơ chế pháp lý để xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Có như vậy, bản thân người tham gia bảo hiểm mới yên tâm và có trách nhiệm bảo tồn nguồn quỹ. Bởi hiện nay người dân vẫn chưa tin loại hình bảo hiểm này sẽ bền vững nếu như Nhà nước không phải là cơ quan đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành thí điểm, tổng kết và khi đủ căn cứ pháp lý thì tiến hành luật hóa. Như vậy chính sách sẽ đi vào cuộc sống tốt hơn và bảo đảm sự đồng thuận, bảo đảm quyền và lợi ích cho người tham gia.

- Vậy để thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung cần những gì, thưa Phó chủ nhiệm?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Bảo hiểm hưu trí bổ sung là một hình thức đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Đối với nước ta, để thực hiện hình thức này, theo tôi cần nghiên cứu, xem xét để thí điểm, từ đó tiến hành luật hóa để các cơ quan doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia. Tôi cho rằng, thực hiện chính sách an sinh xã hội là thực hiện cả công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Trong đó, công bằng theo chiều ngang tức là bảo đảm đời sống tối thiểu cho người về hưu, với việc xây dựng một mức sàn đủ sống cho người nghỉ hưu, để làm sao không có đối tượng thấp hơn mức sàn này. Nhưng nếu như vậy mà vẫn không cải thiện được đời sống cho người nghỉ hưu thì cần phải thực hiện cả công bằng theo chiều dọc. Tức là đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì hưởng càng lớn.

Muốn thực hiện được điều này thì có hai con đường, một là những người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng cao lên mới được hưởng cao hơn. Hai là tham gia thêm hình thức bảo hiểm xã hội bổ sung, để khi nghỉ hưu có mức thu nhập cao hơn, bảo đảm cải thiện đời sống. Đây là định hướng tốt, một cách thức để làm cho xã hội tiến bộ hơn, làm cho chính sách an sinh xã hội tốt hơn.

-  Theo Phó chủ nhiệm, cần phải thực hiện những giải pháp gì để có thể cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, trước nguy cơ “vỡ” quỹ như cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế?

PCN Bùi Sỹ Lợi: Vấn đề về quỹ bảo hiểm xã hội của nước ta đã được cảnh báo từ trước. Bởi theo Luật Lao động hiện hành thì tuổi nghỉ hưu là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, nhưng hiện tại độ tuổi nghỉ hưu trung bình của nước ta chỉ có 53,4 tuổi. Tuổi nghỉ hưu thấp, mức đóng bảo hiểm thấp nhưng hưởng nhiều và tuổi thọ ngày càng tăng, đóng có hạn mà hưởng vô hạn thì làm sao cân bằng được quỹ?

Với mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo đảm độ bao phủ của chính sách, để giữ được cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, theo tôi có hai giải pháp cần thực hiện. Một là theo lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu lên để có thể đóng góp nhiều hơn và hưởng cao hơn. Hai là cân bằng mức đóng, mức hưởng để bảo tồn quỹ, dứt khoát không có chuyện đóng ít hưởng nhiều. Đây là con đường duy nhất để cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. 

- Xin cám ơn Phó chủ nhiệm!

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.