“Nới” giờ làm thêm

Kể từ ngày 1.2.2022, lao động thời vụ được làm thêm 40 giờ mỗi tháng. Đây là thông tin không chỉ được doanh nghiệp mà cả người lao động mong chờ, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, nhiều người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập.

Giảm tải áp lực tìm nhân lực

Theo Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi với người lao động làm công việc sản xuất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ; Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

Trong khi đó, nếu áp dụng theo Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH thì, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64 giờ, trong 1 tháng không quá 32 giờ. Như vậy, với quy định mới này, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần của lao động thời vụ, lao động gia công theo đơn đặt hàng sẽ được tăng thêm đến 8 giờ/tuần; Tổng số giờ làm thêm trong một tháng tăng thêm đến 8 giờ/tháng.

Từ 1.2.2022, tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 40 giờ trong 1 tháng. ITN
Từ 1.2.2022, tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 40 giờ trong 1 tháng
Nguồn: ITN

Có mặt tại sàn giao dịch việc làm trực tuyến do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức, bà Hoàng Thị Vân Anh, chuyên viên nhân sự hệ thống siêu thị “Mẹ và bé con cưng” cho biết, thông thường cuối năm, hệ thống rất cần nhiều lao động thời vụ nhưng năm nay việc tuyển dụng khá chật vật vì ảnh hưởng dịch, phần lớn người lao động về quê tránh dịch. Chính vì vậy, với quy định cho phép làm thêm giờ lên tới 40h/tháng sẽ giúp công ty giảm tải áp lực tìm nhân sự. Hơn nữa, việc thỏa thuận làm thêm giờ với người lao động sẽ góp phần hạn chế chi phí đào tạo hơn so với tuyển lao động mới.

Thực tế, không chỉ doanh nghiệp mà người lao động đón nhận quy định khá tích cực. Chị Nguyễn Thị May, công nhân may khu công nghiệp Sài đồng, Hà Nội cho biết, từ đầu tuần chúng tôi được Công đoàn cơ sở thông báo quy định mới về thời gian làm thêm giờ. Đây là tin vui với người lao động, bởi trong năm qua hầu như ai cũng bị giảm thu nhập.

Cần giải pháp căn cơ

Chia sẻ về những tác động của dịch Covid - 19 đối với cuộc sống, bà Ngô Minh Hương, giảng viên khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, theo báo cáo Tác động của Covid-19 tới người lao động nữ trong ngành dệt may trong dịch được thực hiện tại 3 tỉnh: Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai bằng phương pháp nghiên cứu định tính cho thấy, có tới 40% lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hay không ký tiếp; cắt giảm hầu hết giờ làm thêm của người lao động ở cả 3 địa phương được khảo sát. Tình trạng mất việc, giảm giờ làm dẫn đến người lao động bị giảm thu nhập. Trên 50% đối tượng khảo sát cho biết họ phải nghỉ không lương, thu nhập giảm tới 40 - 50%. Thu nhập trung bình năm 2019 là 7 - 8 triệu đồng/tháng nhưng tới tháng 7.2020, con số này giảm chỉ còn 4,2 - 5 triệu đồng.

Cần giải pháp căn cơ trong việc bảo đảm thu nhập của người lao động Nguồn: ITN
Cần giải pháp căn cơ trong việc bảo đảm thu nhập của người lao động
Nguồn: ITN

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiến hành khảo sát trực tuyến ý kiến của người lao động về nhu cầu làm thêm giờ. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 17.876 người lao động cho ý kiến, có tới 82,1% người đồng ý.

Chính vì vậy, với quy định nới thời gian làm thêm sẽ tạo điều kiện để người lao động có thêm thu nhập đồng thời giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất mà không lo đứt gãy chuỗi sản xuất do thiếu nguồn nhân lực cục bộ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tăng giờ làm thêm chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài vẫn còn có các giải pháp căn cơ để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua thách thức do dịch.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, quá trình bị tác động bởi đại dịch Covid-19 từ năm 2020-2021 cho thấy chúng ta còn nhiều hạn chế, chưa có một quỹ an sinh xã hội ổn định để chăm lo đời sống cho người dân và giải quyết các vấn đề bất trắc khi xảy ra. Do đó, về lâu dài, chúng ta cần những giải pháp để phát triển sản xuất, duy trì việc làm bền vững, tạo việc làm mới cho người lao động. Đặc biệt, rất cần đào tạo, đào tạo lại lao động, việc này chúng ta chưa làm tốt, trong khi đây là giải pháp quan trọng, là chính sách phòng ngừa nguy cơ mất việc cho người lao động

Xã hội

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.