Gian nan xác định nhân thân cho liệt sĩ

Hiện có nhiều tổ chức và cá nhân có tâm huyết vẫn đang ngày đêm dồn tâm sức của mình đi tìm mộ liệt sĩ và xác định danh tính cho các ngôi mộ vô danh, mộ thiếu thông tin. Đây là công tác không chỉ đòi hỏi sự tỷ mỷ, cẩn trọng, kiên trì mà còn cần cả tình yêu với đất nước, với quê hương và sự biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh.

Hồ sơ không chính xác

Chia sẻ về các công việc liên quan đến việc chứng minh, khớp nối các thông tin trên mộ liệt sĩ để trả lại cho các thân nhân, bà Ngô Thị Thúy Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ cho biết, trong số các khó khăn thì các thông tin trên hồ sơ, giấy báo tử, bia mộ… rất phổ biến.

Ví dụ như có trường hợp trên bia mộ ghi tên liệt sĩ là Lô Văn Năm nhưng khi tra cứu trên hồ sơ và giấy chứng tử theo các thông tin ghi trên mộ thì lại là “Nguyễn Đức Năm”. Có liệt sĩ tên thật là Lê Văn Tưu thì giấy báo tử lại là Lê Văn Tựu. Hay có trường hợp bia mộ ghi quê ở Thái Nguyên nhưng khi về Thái Nguyên tìm hồ sơ thì tỉnh lại không tìm ra được trích lục. Qua nhiều lần rà soát, tìm tòi thì phía trung tâm mới phát hiện ra hồ sơ của liệt sĩ này vì một lý do nào đó lại đi lạc sang tỉnh Thanh Hóa.

Có trường hợp giấy chứng tử ghi sai ngày hy sinh, ghi sai tên họ, lệch địa chỉ… Hay có lần đơn vị này lần tìm ra 2 ngôi mộ có đầy đủ thông tin nhưng khi tra cứu hồ sơ và kiểm tra thực tế thì hai “liệt sĩ” này vẫn đang sống. Hoặc có những trường hợp trên bia mộ ghi rất rõ thông tin nhưng khi xét nghiệm AND lại không trùng khớp.

Chị Ngô Thúy Hằng cho biết, bên cạnh những khó khăn về việc hồ sơ, thông tin không khớp như trên thì công tác tìm mộ liệt sĩ của các đơn vị như Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ cũng gặp những trở ngại về mặt thủ tục. Có một số đơn vị không hợp tác cung cấp trích lục vì họ không phải là thân nhân của liệt sĩ. Hay quy định Nhà nước cung cấp 100% tiền xét nghiệm AND cho công tác tìm mộ liệt sĩ còn chưa được rõ ràng. Ví dụ như việc lấy mẫu, việc đi lại để lấy mẫu…vẫn là khoảng trống lớn mà các đơn vị tự nguyện tham gia công tác kiếm tìm liệt sĩ vẫn còn gặp khó khăn.

Sự xuất hiện của những nhà “ngoại cảm”

Chính bởi các thông tin về các liệt sĩ có những bất cập, việc cung cấp thông tin cho gia đình, thân nhân của liệt sĩ có lẽ cũng chưa trọn vẹn trong những năm trước đây nên nhiều gia đình đã tự tìm cách đưa phần mộ của liệt sĩ về quê hương.

Trong số đó, có nhiều gia đình tìm đến phương án “ngoại cảm”. Điều này gây rất nhiều xáo trộn và trở ngại cho công tác kiếm tìm hài cốt liệt sĩ.

Ví dụ như gia đình một liệt sĩ ở Mai Châu, Hòa Bình đã tự tìm đến một nhà ngoại cảm khá nổi tiếng để nhờ cậy tìm thân nhân. Nhà ngoại cảm này chỉ chỗ “nằm” của liệt sĩ là ở bìa một cánh rừng. Gia đình đã đến nơi và mang về một nắm đất và làm lễ, lập mộ tại quê hương. Tuy nhiên, người bạn cùng chiến đấu của liệt sĩ trên cho biết chính ông và một số đồng đội khác đã chôn cất liệt sĩ trên khá cẩn thận và không thể là ở bìa rừng, liệt sĩ cũng không thể bị “tiêu” hết phần xương cốt vì liệt sĩ mất trong tình trạng nguyên vẹn thân thể.

Những câu chuyện về “ngoại cảm” cũng đã gây không ít khó khăn cho những người làm công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Những thành viên ở Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ cũng đã có những tình huống “dở khóc dở cười”. Trung tâm tìm thấy phần mộ của 3 liệt sĩ khá rõ thông tin nhưng khi báo về gia đình thì họ không nhận vì trước đó họ đã tìm theo phương án “ngoại cảm” và đưa các phần mộ về gia đình thờ cúng rồi.

Có những gia đình theo phương án “ngoại cảm” mang đất về thờ không phải là hiếm. Và chắc chắn, họ đã mất rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc tìm kiếm bằng phương pháp này. Đối với những gia đình mang đất về thờ, khi phát hiện ra hài cốt thật của liệt sĩ thì còn dễ dàng xử lý. Tuy nhiên, có những trường hợp theo phương pháp này đã “bốc” về một ngôi mộ có xương cốt thật về quê hương. Tuy nhiên, sau đó lại có thông tin rõ ràng về phần mộ của liệt sĩ này. Đối với các gia đình hợp tác và chấp nhận phần mộ thật của con em mình lúc này lại nảy sinh ra một vấn đề đó là không biết xử lý phần mộ đã mang về như thế nào. Và đây hoàn toàn có thể là phần mộ của một liệt sĩ khác.

Bà Ngô Thúy Hằng cho rằng, những điều này không chỉ gây khó xử cho gia đình, cho các đơn vị mà còn có thể làm cho một gia đình liệt sĩ khác khó tiếp cận với phần mộ thân nhân của mình.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.