Bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường

Để bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường, tại buổi Tọa đàm trực tuyến về Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bữa ăn học đường, do báo Kinh tế - Đô thị phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội tổ chức mới đây, các chuyên gia cho hay, cần thiết phải có “cái bắt tay” của cả doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Đồng thời, cần thiết phải cập nhật các thông tin khoa học cũng như các khuyến nghị mới nhất của các tổ chức quốc tế và trong nước, để có được thực đơn phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm dinh dưỡng hợp lý.

Giám sát chặt chẽ bữa ăn học đường

Hiện nay, Hà Nội có gần 2 triệu học sinh, 50% số trường tổ chức ăn bán trú, do đó nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất lớn. Trước nguy cơ đó, hàng năm Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, giám sát công tác an toàn thực phẩm tại các trường học. Cụ thể, Sở Y tế luôn phối hợp kiểm tra, giám sát các bếp ăn trường học, cơ sở cung cấp thức ăn, đồ uống. Riêng tại tuyến quận, huyện, Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra, đồng thời, tuyên truyền theo phân cấp, chỉ định cán bộ đi tập huấn cho các trường học, trung tâm y tế theo đúng quy định.

Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội Phạm Ngọc Tuấn cho biết, năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 18 quận, huyện, thị xã. Mỗi đoàn kiểm tra 2 đơn vị từ kiểm tra xác suất đến ngẫu nhiên, qua đó nắm được tình hình thực hiện an toàn thực phẩm cũng như bảo đảm dinh dưỡng bữa ăn học đường. Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho hay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng hệ thống phần mềm đưa ra các thực đơn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Các trường dựa vào đó để điều chỉnh suất ăn đủ dinh dưỡng nhưng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đơn cử, tại trường Mầm non Thanh Xuân Trung (quận thanh Xuân) có 500 suất ăn tại bếp ăn bán trú, khâu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và giám sát bếp ăn luôn được trường đặc biệt quan tâm. Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung Hoàng Thị Hằng cho hay, trường chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm đầu vào của đơn vị cung cấp uy tín. Nhờ đó, trong những năm qua, không có trường hợp nào ngộ độc xảy ra tại trường. Hay trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy) tập trung lo hơn 2.500 suất ăn bán trú nhưng luôn kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, trường còn thường xuyên tổ chức đi kiểm tra đột xuất các đơn vị cung cấp thực phẩm cho nhà trường.

Cần quan tâm đúng mức tới chất lượng bữa ăn học đường.(Nguồn: ITN)
Cần quan tâm đúng mức tới chất lượng bữa ăn học đường.(Nguồn: ITN)

Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý

Là đơn vị cung cấp suất ăn học đường lớn tại Hà Nội từ nhiều năm nay, Công ty CP Hương Việt Sinh đã chủ động nguồn thực phẩm chế biến từ rất nhiều nơi cung cấp. Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bùi Quang Hữu cho hay, khó khăn lớn nhất công ty gặp phải là cơ sở vật chất tại một số trường học chưa bảo đảm đủ điều kiện, chưa đáp ứng các yêu cầu để chế biến thực phẩm.

Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam Trương Hồng Sơn cho rằng, quan trọng nhất trong việc bảo đảm an toàn bữa ăn học đường là lựa chọn thực phẩm phù hợp, sau đó tính giá thành. Song, thực tế, cho thấy, việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ em ở các trường hiện nay còn mang tính tự phát; không đa dạng hóa thực phẩm.

“Bữa ăn của trẻ, đặc biệt là bữa ăn học đường chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh và cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến việc trang bị kiến thức về dinh dưỡng học đường. Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ cần nhìn thấy bữa trưa ở trường của con có đủ thịt, cá, rau và đồ tráng miệng là hài lòng, mà chưa để ý trẻ ăn có đủ dinh dưỡng hay không. Trong khi, so sánh với một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, thì bữa ăn học đường ở Việt Nam cần tăng thêm khẩu phần rau xanh, trái cây, tiến tới hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối” - ông Sơn nói.

Các chuyên gia cho rằng, để bữa ăn học đường đạt chất lượng, bảo đảm chi phí của học sinh là không dễ dàng. Thực hiện được điều này, cần thiết phải có “cái bắt tay” của cả doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Đồng thời, cần thiết phải cập nhật các thông tin khoa học khách quan cũng như các khuyến nghị mới nhất của các tổ chức quốc tế và trong nước, để có được thực đơn phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm dinh dưỡng hợp lý ngay tại trường học.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.