BHXH Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2020 - 2025 với Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh đã có buổi làm việc với Chủ tịch Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc (KCOMWEL) Shim Kyung Woo; đồng thời ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2020 - 2025 và thống nhất kế hoạch hợp tác cụ thể năm 2020.

Tham dự buổi làm việc và chứng kiến Lễ ký về phía Việt Nam còn có Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo; Phó Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á Bộ Ngoại Giao Phạm Việt Hùng; đại diện Bộ Tài chính.

Đây là hoạt động bên lề của của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh trong chuyến tham gia đoàn tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc, Mekong - Hàn Quốc và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 24 đến 28.11.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch KCOMWEL Shim Kyung Woo bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh và đoàn công tác của BHXH Việt Nam. Theo ông Shim Kyung Woo, trong thời gian qua, hai cơ quan đã cố gắng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mang lại nhiều kết quả, góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở mỗi quốc gia.

Cũng theo ông Shim Kyung Woo, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; cùng với đó chính là thị trường lao động thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, người lao động. Vì vậy, hai cơ quan cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực này, bào đảm phù hợp với xu thế phát triển an sinh xã hội toàn cầu.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL ký Bản ghi nhớ hợp tác
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL ký Bản ghi nhớ hợp tác

Thay mặt BHXH Việt Nam, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh khẳng định, quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc có những bước phát triển tốt đẹp trên cơ sở truyền thống hợp tác hữu nghị lâu đời và sự tương đồng về lịch sử, văn hóa giữa hai đất nước. Buổi gặp gỡ tại đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 10 năm hai nước nâng cấp quan hệ thành đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009; chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh cho rằng, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của ngành BHXH và sự đồng tình, hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, việc thực hiện chính sách BHXH tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống BHXH công bằng, hiện đại, hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan tại thành phố Busan có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu một khởi đầu mới, tốt đẹp về việc hợp tác, tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

“BHXH Việt Nam với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội ASXH ASEAN nhiệm kỳ 2018 - 2019, thành viên Hiệp hội Đền bù cho người lao động Châu Á (AWCA), thành viên chính thức và duy nhất tại Việt Nam của Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA) sẽ phát huy vai trò cầu nối, lồng ghép các hoạt động hợp tác với KCOMWEL và các đối tác khác tại Hàn Quốc, các tổ chức quốc tế, các cơ quan an sinh xã hội trong khu vực để tạo nên sức mạnh và cùng phát triển. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với nỗ lực chung của các bên, trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến những thành quả bước đầu của mối quan hệ hợp tác quan trọng này” - Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Phúc lợi và Quan hệ quốc tế (KCOMWEL) Kim Young Jun cũng cho biết, trong quá trình hợp tác, BHXH Việt Nam đã nhiều lần cử cán bộ tham dự các khoá học ngắn hạn và khoá học đặc biệt tại Hàn Quốc; còn phía KCOMWEL cũng đều cử chuyên gia tham gia các hội thảo do BHXH Việt Nam tổ chức. Đồng thời, hai bên đã có những chuyến thăm lẫn nhau để thúc đẩy nâng cao mối quan hệ hợp tác. Qua đó, giúp trao đổi thông tin, kinh nghiệm để hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc; chia sẻ nhận định về phương hướng phát triển tương lai.

Về kế hoạch trong tương lai, theo ông Kim Young Jun, hai bên cần chuyển hướng sang những chương trình đào tạo trung, dài hạn dựa trên những nhu cầu về chính sách một cách chuyên sâu, thay cho những chương trình đào tạo ngắn hạn chỉ dừng lại ở chia sẻ kiến thức một cách đơn thuần. Bên cạnh đó, nâng cao nền tảng hợp tác để tạo ra sự tăng trưởng bền vững; hỗ trợ nâng cao mạng lưới kết nối giữa các học viên đã kết thúc những khoá đào tạo; xây dựng các quy trình quản lý chung để quản lý những thành quả trong tương lai; mở rộng các lĩnh vực hợp tác đa phương kết nối với các tổ chức.

Thông tin tại Lễ ký, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (BHXH Việt Nam) Nguyễn Tiến Thành cho biết, việc đàm phán Hiệp định BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiến hành từ tháng 12.2015 và trải qua 4 vòng đàm phán. BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên ngành liên quan tham gia vào quá trình đàm phán, hướng tới mục tiêu chung trong thực hiện chính sách BHXH ở hai nước, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật mỗi nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.

BHXH Việt Nam hiện có quan hệ hợp tác với các cơ quan đối tác về an sinh xã hội của Hàn Quốc, trong đó, KCOMWEL là đối tác truyền thống, có thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin phục vụ an sinh xã hội, hệ thống chăm sóc khách hàng và kinh nghiệm triển khai bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; vận hành hiệu quả hệ thống bệnh viện phục hồi chức năng cho người lao động.

Theo Bản ghi nhớ được BHXH Việt Nam và KCOMWEL đã ký kết, hai bên sẽ thảo luận và hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên gồm thực hiện chế độ đền bù cho người lao động và mức đóng bảo hiểm; chi trả và quản lý quyền lợi tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, phúc lợi cho người lao động bị tai nạn lao động; truyền thông và công nghệ thông tin, các dịch vụ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và giám sát chất lượng dịch vụ, quản lý và kiểm soát hoạt động, bao gồm đào tạo cho người lao động, đào tạo về kiểm toán nội bộ và nghiên cứuthực hiện chế độ bảo hiểm đền bù cho người lao động. Ngoài những hướng hợp tác ưu tiên vừa nêu, các bên có thể mở rộng các lĩnh vực hợp tác đã được đề cập đến trong Bản ghi nhớ…

Chứng kiến và phát biểu tại Lễ ký, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Văn Thảo khẳng định, bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 cơ quan mang ý nghĩa nhân văn vì giúp chăm lo cho con người, đặc biệt là người lao động, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh dịch chuyển lao động ngày càng tăng. Đây cũng là thành quả của quá trình hợp tác giữa hai cơ quan trong suốt 10 năm qua, cùng với đó là mối quan hệ hợp tác sâu sắc giữa hai nước trong thời điểm hiện tại.

“Chúng tôi khẳng định sự ủng hộ, hỗ trợ của Bộ Ngoại giao đối với sự hợp tác giữa BHXH Việt Nam với KCOMWEL. Bản ghi nhớ hôm nay càng có ý nghĩa hơn khi được ký vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc và Mekong - Hàn Quốc cũng như chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc” - ông Thảo nhấn mạnh.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…