Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Tại Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới" do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cần những bước đi đột phá

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" nêu rõ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện thể chế đạt nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện, tập trung thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kìm hãm sự phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác xây dựng pháp luật cũng còn một số tồn tại, hạn chế; đòi hỏi phải đổi mới tư duy.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Minh Nhật
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Minh Nhật

Chia sẻ quan điểm về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Thứ trưởng nhấn mạnh, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một vấn đề lớn, phức tạp, vừa mang tính chính trị, pháp lý, vừa mang tính chuyên môn phức tạp và là phương thức để thực hiện thành công đột phá chiến lược về thể chế.

Khẳng định trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn có căn cứ để thực hiện đổi mới tư duy, GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, để thực sự bứt phá và đổi mới được, phải xác định rõ những vấn đề còn vướng mắc. Trong đó, phải kể đến tư duy về chính sách và tư duy về lập pháp. Tư duy này đòi hỏi phải "biến" chủ trương, chính sách của Đảng thành những quy định pháp luật, nêu rõ quyền và nghĩa vụ đến đâu. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cơ quan quản lý lĩnh vực nào thì xây dựng luật cho lĩnh vực đó, bởi nếu vẫn theo tư duy này thì không tránh được tư duy ngành, tư duy cục bộ...

Theo GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, vấn đề đang đặt ra là đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới thế nào để tránh bị lạc hậu và có thể theo kịp phát triển chung. Do đó, cần có bước đột phá trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nói chung và trong từng bộ phận hợp thành công tác xây dựng pháp luật. Trước hết, phải tư duy về hệ thống pháp luật hiện nay ra sao; mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam với quốc tế như thế nào; cách làm luật như hiện nay đã giải quyết được vấn đề thực tiễn chưa; điểm nghẽn trong thể chế là gì; quan hệ giữa hệ thống pháp luật với các quy phạm khác ra sao...

Chặt chẽ, khoa học và dân chủ

PGS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng trung ương cho rằng, quá trình hoàn thiện thể chế, cần phân tích rõ hơn vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng, không bao biện làm thay và không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo đảm nhân dân là gốc, Nhân dân làm chủ, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; bảo đảm nguyên tắc xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ. Luật phải tiếp tục khơi thông sự phát triển, thu hút nguồn lực phát triển, bảo vệ được cán bộ, tạo linh hoạt trong phản ứng chính sách và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ và pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam), nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh rằng, trong điều kiện mới, hoạt động lập pháp phải đổi mới, bảo đảm quyền của Nhân dân, giá trị cốt lõi, không thể ban hành luật một cách tùy tiện. Việc bảo đảm quyền của nhân dân trong công tác xây dựng pháp luật là yếu tố then chốt của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Khẳng định đổi mới lập pháp cũng cần đề cao vai trò và ý chí của người dân, GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, hoạt động lập pháp phải thể hiện đầy đủ quyền và nguyện vọng của Nhân dân. Các quy định pháp luật không chỉ cần rõ ràng mà còn cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm, tránh quy định pháp luật quá chi tiết, dài dòng mà không thiết thực. Trên cơ sở đó, làm rõ phạm vi và thẩm quyền lập pháp trong điều kiện mới, bảo đảm tính đồng bộ và liên kết trong hệ thống pháp luật.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đổi mới thể chế pháp luật không chỉ là yêu cầu của thực tiễn mà còn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm phát huy toàn diện tiềm năng của đất nước trong kỷ nguyên mới. Do đó, song song với làm rõ vai trò của pháp luật trong việc đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm quyền của Nhân dân; công tác lập pháp cần bám sát thực tế, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong mọi hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Bên cạnh đó, cần có sự linh hoạt và kịp thời trong phản ứng chính sách để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định
Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH Câu lạc bộ Benaras (chủ sở hữu chuỗi nhà hàng theo phong cách Ấn Độ Benaras) đã sử dụng 7 người lao động nước ngoài không đúng nội dung được ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.

Cán bộ, chiến sĩ hải quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa
Pháp luật

Gắn xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Việc đổi mới cơ chế thi hành pháp luật và sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thực tiễn thực thi là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị; bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả.

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện. 

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp
Tin tức

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp

Quá trình làm việc, các đối tượng không xuất trình thẻ nhà báo mà chủ động quay tư liệu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Sau đó, biên soạn tin, bài có nội dung phản ánh sai phạm để gửi lại phía công ty, doanh nghiệp với mục đích đe dọa, yêu cầu đưa tiền để được bỏ qua.