Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

anh-emagazine-1-2.png

Quốc hội vừa đi qua năm 2024 với những dấu ấn đậm nét về sự đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật. Trong năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy xây dựng pháp luật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW

PV: Thưa Phó Chủ tịch, tiếp nối thành quả của các năm trước, công tác lập pháp của Quốc hội trong năm 2024 tiếp tục gặt hái nhiều kết quả quan trọng với dấu ấn là sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong xây dựng pháp luật. Phó Chủ tịch đánh giá như thế nào về kết quả nổi bật trong thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội năm qua?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Trong năm 2024, có thể thấy, khối lượng nhiệm vụ, yêu cầu đối với công tác lập pháp của Quốc hội là rất lớn. Đây cũng là một trong những công việc được Quốc hội đặc biệt ưu tiên, chú trọng và triển khai nghiêm túc, bài bản, trách nhiệm.

Với tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, trên cơ sở bám sát Kết luận số 19-KL/TW ngày 14.10.2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội có nhiều đổi mới quan trọng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp đã đề ra. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, rà soát theo tình hình thực tiễn và các yêu cầu mới trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo Trung ương.

1pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-khac-dinh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Ngay từ đầu năm, ngày 22.01.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 bổ sung 19 nhiệm vụ lập pháp mới (chưa được xác định tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15) để các cơ quan triển khai thực hiện, nâng tổng số nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV lên 156 nhiệm vụ. Đến thời điểm hiện nay, như chúng ta đã biết, các cơ quan đã hoàn thành 140/156 nhiệm vụ, còn 16/156 nhiệm vụ đang triển khai hoặc cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát.

Một trong những điểm nhấn về công tác lập pháp trong năm 2024 là việc Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng; trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm 5 tháng, tạo ra cơ sở pháp lý mới vừa phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, vừa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông, phát huy giá trị nguồn lực đất đai, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tạo động lực phát triển đất nước…

Đặc biệt, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất cao với Chính phủ về việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Theo đó, công tác xây dựng pháp luật được tiến hành theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển, tập trung tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Cùng với đó, Quốc hội đã tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới để mở đường cho phát triển; Luật chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; bảo đảm tính ổn định của luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Những đổi mới về tư duy và sự chủ động, trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong việc xem xét, cho ý kiến và chỉ đạo việc xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết đã góp phần quan trọng bảo đảm chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết khi trình ra Quốc hội; là cơ sở để Quốc hội xem xét, thông qua được số lượng lớn luật, nghị quyết trong mỗi kỳ họp với sự đồng thuận, thống nhất cao. Nhiều luật, nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ 100% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Nhiều luật, nghị quyết sau khi Quốc hội thông qua được đánh giá cao về tính thực tiễn, tính khả thi, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện thể chế, thực hiện các mục tiêu lập pháp của nhiệm kỳ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PV: Trong năm 2024, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu phát triển mới của đất nước được bình chọn là một trong 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam. Và có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên nhân căn bản để số lượng luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2024 nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, thưa Phó Chủ tịch?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Năm 2024, Quốc hội đã thông qua 31 luật và 42 nghị quyết, chiếm gần 50% tổng số luật, nghị quyết đã thông qua từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Riêng tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã thông qua 18 luật, gần bằng 1/3 tổng số luật được thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là cùng với việc tăng về số lượng, thì chất lượng của các luật, nghị quyết đều được bảo đảm và nhanh chóng được triển khai thi hành, tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước.

Số lượng dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét, cho ý kiến tăng nhiều so với các năm trước và có những dự án luật, dự thảo nghị quyết cần được soạn thảo, xem xét, thông qua trong thời gian ngắn để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội có nhiều đổi mới, được tổ chức một cách rất khoa học, với sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt đối với từng dự án, dự thảo, phát huy trách nhiệm của từng chủ thể trong quy trình lập pháp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan tổ chức có liên quan được thực hiện một cách thường xuyên, hiệu quả.

202411171015335891-dsc-8469s.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư xóm 6, xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Trong năm 2024, công tác giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, của các cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng, trách nhiệm và chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành phần lớn thời gian tại các phiên họp để xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng, nhiều lần đối với các dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, nhất là đối với những dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng lớn đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, được cử tri và Nhân dân quan tâm.

Trong quá trình xem xét, cho ý kiến và chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn quán triệt nguyên tắc phải chú trọng việc bảo đảm chất lượng của các dự án, dự thảo, quán triệt và thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, bám sát yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, thường xuyên rà soát, xem xét kỹ lưỡng, không để xảy ra tình trạng “cài cắm” lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các văn bản, bảo đảm thực hiện theo đúng Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ và tổ chức triển khai kịp thời, nghiêm túc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, kịp thời bổ sung 20 dự án luật, 6 dự thảo nghị quyết, 2 dự thảo pháp lệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2.9 và Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

PV: Trong năm 2024, một hoạt động rất có ý nghĩa, đó là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Xin Phó Chủ tịch chia sẻ đôi điều về cuốn sách đặc biệt này?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức biên tập và xuất bản cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là một trong chuỗi hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026). Đồng thời, cũng nhằm hệ thống hóa các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.

ra-mat-sach-quoc-hoi.jpg
Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ảnh: Phạm Thắng

Cuốn sách tuyển chọn 95 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư… của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, sâu sắc về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; phản ánh sự quan tâm sâu sát của Đồng chí trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Những quan điểm chỉ đạo của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được đúc kết và thể hiện rõ nét, sinh động từ thực tiễn nhiều năm tham gia lãnh đạo, chỉ đạo với tư cách là người đứng đầu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhận được sự tin tưởng, đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, đồng bào ta ở trong nước, ngoài nước và bạn bè quốc tế.

Với dung lượng 844 trang, trong đó, có một phần về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội” gồm 80 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư… của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng về chặng đường đổi mới và phát triển của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là trong thời gian Đồng chí là Chủ tịch Quốc hội, trực tiếp chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, ban hành Hiến pháp năm 2013 - công việc vô cùng hệ trọng đối với sự phát triển của đất nước ta; về những bước phát triển mới của hoạt động ngoại giao nghị viện; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và bộ máy giúp việc của Quốc hội.

anh-emagazine-1-24.png

Cuốn sách là sự kết tinh của một tư duy, tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm, tâm huyết với tấm lòng của một người cộng sản chân chính, vì nước, vì dân của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Những quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa định hướng quan trọng đối với việc thúc đẩy đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, góp phần tích cực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn mới; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội trước Nhân dân, vì lợi ích và hạnh phúc của Nhân dân.

PV: Năm 2025 là năm sẽ diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đồng thời đánh dấu việc đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, thì thể chế, luật pháp - “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần tập trung tháo gỡ. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách chắc chắn sẽ đặt lên vai Quốc hội trong vai trò là cơ quan lập pháp, thưa Phó Chủ tịch?

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là năm cuối nhiệm kỳ, diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, cũng là năm cả nước triển khai mạnh mẽ cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy theo yêu cầu “tinh, gọn, mạnh”, “hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Do đó, khối lượng nhiệm vụ công tác lập pháp cần triển khai, hoàn thành là rất lớn và yêu cầu khẩn trương.

Với công tác lập pháp của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy xây dựng pháp luật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

z5892775588192-05b31f3c541dadd3e633f7692bd000e8-1189-9787.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Vì vậy, cần tập trung triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 với tinh thần tích cực hơn, hiệu quả hơn nữa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan; tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Đồng thời, tiếp tục triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ lập pháp theo yêu cầu trong Kế hoạch số 81-KH/UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể hóa định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ đã được Bộ Chính trị kết luận, chỉ đạo.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 của cả hệ thống chính trị, đặt trọng trách vào cả Chính phủ và Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khẩn trương phối hợp với Chính phủ để trình Quốc hội xem xét sửa đổi đồng bộ các luật, nghị quyết về tổ chức, bộ máy, sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, khoa học, chuyên nghiệp, kịp thời, khả thi, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội!

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội chúc Tết tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc Tết tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Tiếp tục chương trình thăm, làm việc tại TP. Cần Thơ, chiều 26.1 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động để "Tết đến mọi nhà"

Chiều 26.1 (tức 27 tháng Chạp), nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 của dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo; công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, chúc Tết tại Quảng Nam

Chiều 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến thăm, chúc Tết tại Làng Hòa Bình, Trung tâm tâm thần, Trung tâm bảo trợ xã hội, bà con xã Tam Xuân, khối phố 4 phường An Xuân và một số gia đình chính sách, cán bộ hưu trí tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành

Sáng 25.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến tới đầu cầu tỉnh Đồng Nai.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết gia đình chính sách tại Quảng Ngãi

Ngày 25.1 (tức 26 tháng Chạp), nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc tết các cơ quan, đơn vị, gia đình chính sách, người có công tại thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhập dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 25.1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm, dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh An Giang.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương quán triệt nội dung được Trung ương thông qua, tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm

Lời Tòa soạn: Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong năm 2024, Quốc hội đã tiếp nối và phát huy cao độ truyền thống vẻ vang gần 80 năm, thực sự xứng đáng là Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tự hào về những kết quả đã đạt được, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội càng nỗ lực hơn nữa, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ để cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của toàn dân tộc Việt Nam.