Đổi mới cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia: Bảo vệ sức khỏe người dân và sản xuất bền vững

Nghị quyết 115/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7.2023 vừa qua đã nêu ra định hướng xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với rượu, bia, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt, góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Đổi mới cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt với rượu bia: Bảo vệ sức khỏe người dân và sản xuất bền vững  -0
Ảnh minh hoạ/INT

 Bất cập của phương pháp tính thuế tương đối

Việt Nam hiện đang áp dụng phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối với sản phẩm bia, rượu. Tức là áp phần trăm thuế suất dựa trên giá bán. Điều này vô tình đánh đồng về chất lượng sản phẩm bên trong, tạo ra sự mất công bằng cho nhà sản xuất. Bởi các sản phẩm bia có độ cồn thấp hơn, ít tác hại cho sức khỏe hơn, đôi khi lại chịu thuế bằng, hoặc cao hơn các sản phẩm có độ cồn cao hơn, nhưng lại được các nhà sản xuất bán rẻ hơn để lôi kéo người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình là: Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào bia là 65%, cao hơn mức thuế suất 35% của các loại rượu vang (có nồng độ cồn dưới 20%). Xét trên khía cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, thì độ cồn càng cao sẽ có tác hại càng lớn. Tuy nhiên, phương pháp tính thuế tương đối hiện tại đang tạo ra sự không công bằng bởi những sản phẩm bia có độ cồn thấp, đôi khi sẽ phải nộp tiền thuế nhiều hơn các sản phẩm có độ cồn cao hơn.

Cách tính thuế theo phương pháp tương đối hiện nay không khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có độ cồn thấp, chất lượng tốt. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2018 - 2021, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam không giảm mà có xu hướng dịch chuyển từ nhóm sản phẩm giá cao sang sản phẩm giá thấp hơn. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh để có chế độ thuế mang tính điều tiết tốt hơn, nhằm mang lại thói quen tốt hơn cho người tiêu dùng.

Nhận thấy bất hợp lý từ phương pháp tính thuế tương đối, một số nước trên thế giới đã chuyển sang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp tuyệt đối, tức là đánh thuế dựa trên nồng độ cồn với bia, rượu. Bia, rượu có nồng độ cồn càng cao, sẽ chịu thuế càng cao. Đây là cơ chế khá công bằng, minh bạch, vừa tăng khả năng cạnh tranh lại vừa giúp điều chỉnh hành vi lạm dụng bia, rượu. Tuy nhiên việc chuyển đổi sang phương pháp tính thuế này có thể mất nhiều thời gian và cần có lộ trình cụ thể.

Đổi mới cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt với rượu bia: Bảo vệ sức khỏe người dân và sản xuất bền vững  -0
Ảnh minh hoạ/INT

Nên áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, hai phương pháp tính thuế tương đối và tuyệt đối đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, trên thế giới đang chuyển sang áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp, tức là kết hợp cả thuế tương đối và tuyệt đối với sản phẩm bia, rượu. Chế độ thuế hỗn hợp, hiện đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Singapore, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lý tưởng nhất là Nhà nước nên điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, theo phương pháp hỗn hợp. Đây là xu hướng đang diễn ra trên thế giới và đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn trong quản lý sản phẩm bia, rượu. Phương pháp này vừa có thể điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người, vừa có đóng góp cho xã hội và nền kinh tế.

Hệ thống thuế hỗn hợp có những lợi thế rõ ràng trong việc thực hiện mục tiêu của chính phủ là giảm tác hại của việc tiêu thụ đồ uống chứa cồn, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững và khuyến khích sự phát triển của ngành bia.

Theo cơ cấu thuế hỗn hợp, mức thuế tuyệt đối được đánh trên lượng tiêu thụ (lon/ lít). Do đó, các nhà sản xuất có động lực để đầu tư chi phí (ví dụ như sử dụng nguyên vật liệu đầu vào có giá trị cao hơn, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, v.v..), để tạo những sản phẩm giá trị chất lượng cao, thậm chí có độ cồn thấp và ít tác hại hơn. Khi có nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt hơn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tự điều chỉnh giảm tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng kém, gây nhiều tác hại đến sức khỏe. Khi các sản phẩm ít cồn có giá thấp hơn, thì sẽ khuyến khích nhiều đổi mới hơn và mức tiêu thụ nồng độ cồn nguyên chất có thể giảm. Về tác động đối với ngân sách, trong dài hạn, nguồn thu ngân sách được gia tăng bền vững xét trên tổng thu từ các loại thuế trực thu (thuế đánh trên thu nhập) và gián thu.

Trên thực tế, chế độ thuế hỗn hợp được chứng minh là có thể cân bằng được các nhược điểm của thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Nó sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho toàn ngành và nền kinh tế. Tại Việt Nam, hầu như không có hãng bia nào “thuần nội địa”, đa phần là công ty quốc tế, liên doanh và công ty vốn Nhà nước. Tất cả các công ty này đều có danh mục sản phẩm với nhiều phân khúc từ bia phổ thông đến bia cao cấp. Do đó, phương pháp hỗn hợp sẽ mang lại lợi ích chung của toàn ngành; Tạo ra động lực để phát triển sản phẩm chất lượng cao, có nồng độ cồn thấp, góp phần đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Thị trường

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Khuyến công đã từng bước hỗ trợ có hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thị trường

Công tác khuyến công phải gắn với xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.

 Các đại biểu tham dự tọa đàm
Kinh tế

Bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu

Tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 16.10, các đại biểu đề xuất, nghị định mới về kinh doanh xăng dầu cần bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.