Đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục

Bộ GD-ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục. Muốn đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo thì phải đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo - quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2024.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, Dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua đã được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội.

Về cách tiếp cận, quan điểm và định hướng phát triển xây dựng Luật Nhà giáo, trước hết, Bộ GD-ĐT tuân thủ và bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng luật. Quan điểm mới nhất được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo, nhấn mạnh là xây dựng luật không chỉ để quản lý mà còn để phát triển, kiến tạo.

Bộ GD-ĐT tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục. Muốn đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo thì phải đổi mới cách quản lý và phát triển nhà giáo - quyết định tới chất lượng giáo dục và đào tạo.

"Quan điểm là chuyển từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng chuyên môn và bằng những công cụ về chất lượng; chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực. Chúng ta không chỉ coi nhà giáo là những viên chức mà đây thực sự là những người thầy, với kiến thức, kỹ năng để truyền đạt, phát triển và truyền bá tri thức, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước", Thứ trưởng cho hay.

img2473-17311458326421728659419.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2024, tổ chức chiều 9.11 (Ảnh: Báo Chính phủ)

Thứ trưởng cũng cho biết, sáng 9.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trình bày báo cáo tóm tắt Dự thảo Luật Nhà giáo trước Quốc hội, sau đó Quốc hội đã thảo luận ở tổ về những nội dung chính của dự thảo luật này.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo tại tổ của Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Luật Nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng, ngoài nội dung Bộ GD-ĐT theo chỉ đạo của Chính phủ chuẩn bị rất công phu, cơ bản đáp ứng yêu cầu thì cần phải nâng tầm Luật Nhà giáo. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh 5 nội dung và đề nghị Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ nâng tầm và làm sâu sắc các nội dung này.

Thứ nhất là quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.

Thứ hai là làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, đủ trường lớp.

Thứ ba là làm rõ và làm sâu sắc hơn quan điểm người thầy, các nhà giáo cũng là các nhà khoa học. Ngoài việc truyền bá tri thức, họ cũng phải tự học, tự nghiên cứu để phát triển tri thức, thích ứng với những yêu cầu mới.

Thứ tư là yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị sơ kết Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã có nội dung rất quan trọng là từng bước đưa Tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Người thầy cũng phải có cách tiếp cận để hội nhập quốc tế, trước hết là phải được trang bị năng lực ngoại ngữ, Tiếng Anh, năng lực khác để hội nhập quốc tế, năng lực số để sử dụng công cụ tiên tiến trong giáo dục.

Thứ năm, Tổng Bí thư nhấn mạnh chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. Chúng ta nói về học tập suốt đời và mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể học. Vì vậy, một người thầy giỏi, có năng lực và trình độ cao thì cũng nên có chế độ chính sách để họ có thể cống hiến không kể tuổi tác.

Đặc biệt, cần quan tâm tới chế độ, chính sách đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những điều đó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

"Với tinh thần đó, Bộ GD-ĐT tiếp thu nghiêm túc, cầu thị và đầy đủ ý kiến của Tổng Bí thư cũng như của các đại biểu Quốc hội, của xã hội để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, nâng tầm Luật Nhà giáo, trong thời gian tới báo cáo Chính phủ và có thể trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 sắp tới", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề thời gian qua nhân viên y tế và kế toán trường học có thu nhập chưa tương xứng, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, các nhân viên y tế, kế toán tại các trường học cũng là viên chức. Tuy nhiên, họ không phải là nhà giáo nên không được hưởng chính sách ưu đãi hiện nay của nhà giáo.

Bộ GD-ĐT trong thời gian qua đã rà soát và phối hợp với các bộ, ngành tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi một số chính sách, đặc biệt là chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

Một là sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. Hai là tiếp tục rà soát để đánh giá mức độ phức tạp của vị trí việc làm của nhân viên trường học để làm cơ sở điều chỉnh theo quy định hiện hành, góp phần cải thiện thu nhập.

Để giải quyết khó khăn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, kế toán, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu tổ chức và tổ chức theo thẩm quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức, nhân viên trường học theo quy định. Từ đó, đảm bảo quyền lợi, góp phần cải thiện thu nhập cho đội ngũ này.

Đồng thời, có chính sách đặc thù của từng địa phương hỗ trợ, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống để họ an tâm công tác.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…